MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

1 thứ người Việt hay ăn cùng canh cua lại chứa "độc tố": cảnh báo có 2 dấu hiệu thì cần loại bỏ gấp

22-08-2024 - 15:10 PM | Sống

Nếu như canh cua đem lại vị thơm, béo, ngọt thì cà pháo có vị chua, giòn... vừa giải ngấy lại vừa đưa cơm.

Món ăn kèm canh cua của người Việt có chứa "độc tố"

Canh cua và cà pháo là sự kết hợp quen thuộc, dường như không thể thiếu của người Việt. Nếu như canh cua đem lại vị thơm, béo, ngọt thì cà pháo có vị chua, giòn... vừa giải ngấy lại vừa đưa cơm.

Dù cà pháo rất ngon nhưng từ xưa đến nay chúng chưa bao giờ được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích tiêu thụ nhiều. Bởi cà pháo có chứa nhiều muối, ăn nhiều sẽ không tốt cho huyết áp.

Ngoài ra, ít ai biết rằng, cà pháo có chứa một độc tố tự nhiên có tên là: Solanine.

1 thứ người Việt hay ăn cùng canh cua lại chứa

ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng) cho biết: Cà pháo cùng họ với khoai tây, khi còn sống thì nó cũng chứa một lượng solanine nhất định, ngang với khoai tây mọc mầm. Cà sau khi muối vài ngày thì hàm lượng solanine mới giảm, do đó tuyệt đối không nên ăn cà sống.

Chỉ cần một lượng nhỏ solanine cũng có thể gây ngộ độc, với các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa và thần kinh, buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, đau đầu, chóng mặt, ảo giác. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tê liệt, sốt, bệnh vàng da và giãn đồng tử.

Liều lượng từ 2-5mg/kg thể trọng có thể gây ngộ độc, và từ 3-6mg/kg thể trọng có thể đe dọa tính mạng.

Triệu chứng ngộ độc solanine thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi tiêu thụ, nhưng có thể xảy ra sớm hơn trong vòng 30 phút nếu ăn phải thức ăn chứa hàm lượng solanine cao.

1 thứ người Việt hay ăn cùng canh cua lại chứa

ThS BS Đặng Ngọc Hùng cho biết dù cà muối ngon nhưng không nên ăn quá thường xuyên. Đồng thời nếu thấy cà muối xuất hiện 2 dấu hiệu đó là đắng và chát thì chứng tỏ hàm lượng solanine trong cà rất cao, cần phải loại bỏ ngay.

6 lưu ý quan trọng khi ăn cà muối

1. Theo Đông y, cà pháo có tính hàn, thậm chí rất hàn, vì vậy không thích hợp cho những người có cơ thể hư hàn (lạnh yếu) và cần thận trọng khi kết hợp với các thực phẩm có tính hàn khác. Để giảm bớt tính hàn của cà pháo, nên ăn kèm với các gia vị có tính ôn như tỏi, ớt, sả,...

2. Những người mới ốm dậy, cơ thể còn suy nhược nên tránh ăn cà pháo, và đặc biệt là không nên ăn cà sống. Việc này giúp bảo vệ sức khỏe và tránh các tác dụng phụ không mong muốn do tính hàn của cà pháo gây ra.

3. Cà hay dưa thường được muối mặn, do đó không phù hợp cho người bị tăng huyết áp hoặc có bệnh về thận. Muối trong những thực phẩm này có thể làm tăng áp lực máu và gây hại cho thận.

4. Đối với người khỏe mạnh, lượng dưa, cà muối nên ăn chỉ khoảng 50-100g/ngày là tốt nhất để tránh tiêu thụ quá nhiều muối.

5. Khi muối dưa cà, nên sử dụng các dụng cụ bằng sành hoặc sứ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Tránh dùng các thùng, hộp bằng nhựa, vì chúng có thể gây ra các phản ứng hóa học không mong muốn trong quá trình muối.

1 thứ người Việt hay ăn cùng canh cua lại chứa

6. Đối với phụ nữ sau sinh, khi khí huyết còn yếu, cần tránh các thực phẩm chứa chất độc như cà pháo, cà bát, cà dái dê, măng, khoai mì,... Ăn nhiều cà pháo muối không chỉ bất lợi cho việc tạo sữa mà còn có thể gây ho cho cả mẹ và con, khí huyết không thông, dẫn đến nhức mỏi.

Theo Bảo Nam

Phụ nữ số

Trở lên trên