1 triệu chứng thầm lặng của sốc nhiệt rất dễ bị bỏ qua và 4 dấu hiệu khác cần chú ý
Sốc nhiệt là một tình trạng nghiêm trọng thường xảy ra do thời tiết nóng bức hoặc do tập thể dục. Nhận biết sớm có thể giúp điều trị kịp thời.
- 17-06-2023MC VTV Huyền Châu: Rời công việc ổn định để dấn thân vào thương trường, bất ngờ với vị trí mới một trường đại học
- 17-06-2023Loại "vàng đỏ" được xem là dược liệu hạnh phúc của giới nhà giàu, giá lên đến nửa tỷ đồng/kg vẫn đắt khách
- 16-06-2023Cuộc sống không tưởng bên trong 'căn hộ quan tài' vỏn vẹn 3m2 suốt 13 năm: Chủ nhà khổ sở, nằm cũng không thể duỗi thẳng chân
Trong những ngày nắng nóng của mùa hè, một trong những điều quan trọng cần nhớ là nắng nóng có thể tiềm ẩn những vấn đề sức khỏe, trong đó có nguy cơ sốc nhiệt.
Sốc nhiệt là một tình trạng nghiêm trọng thường xảy ra do thời tiết nóng bức hoặc do tập thể dục. Ở trạng thái này, cơ thể không còn khả năng tự làm mát và nhiệt độ bên trong cơ thể đạt đến mức nguy hiểm.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), sốc nhiệt có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng các đối tượng sau có nguy cơ cao hơn:
- Người trên 75 tuổi,
- Trẻ sơ sinh,
- Người mắc bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh nền.
Một triệu chứng thầm lặng của sốc nhiệt là cảm thấy rất nóng nhưng không ra mồ hôi.
NHS cho biết nếu ai đó có dấu hiệu kiệt sức vì nóng, họ cần được hạ nhiệt và truyền nước.
Các triệu chứng khác của sốc nhiệt
Nếu bạn ở ngoài nắng quá lâu, bạn có thể gặp phải tình trạng gọi là "kiệt sức vì nóng". Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với tình trạng cơ thể quá nóng, mất quá nhiều nước và muối, thường là do đổ mồ hôi quá nhiều.
Khi điều này xảy ra, bạn có thể bị đau đầu, chóng mặt và lú lẫn, cảm thấy buồn nôn và chuột rút - có thể dễ bị nhầm với sốc nhiệt.
Tuy nhiên, đối với tình trạng kiệt sức vì nóng, NHS cho biết các triệu chứng sẽ hết trong vòng 30 phút sau khi hạ nhiệt.
Mặt khác, sốc nhiệt sẽ nguy hiểm hơn khi kéo dài lâu hơn (nhưng may mắn thay, tình trạng này ít phổ biến hơn nhiều).
Dưới đây là 4 triệu chứng khác của sốc nhiệt:
- Không phản ứng hoặc mất ý thức
- Co giật
- Sốt trên 40 độ C
- Thở nhanh hoặc không đều.
Ứng phó với nắng nóng
Theo NHS, dưới đây là một số mẹo bạn có thể làm để giữ cho cơ thể luôn mát mẻ trong những ngày nắng nóng:
- Tránh nắng và tránh nóng nếu có thể
- Nếu bạn phải ra ngoài, hãy ở trong bóng râm, đặc biệt là từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, bôi kem chống nắng, đội mũ và mặc quần áo thoáng mát
- Tránh uống rượu, đồ uống chứa caffeine và đồ uống nóng
- Tắm nước mát hoặc thoa nước mát lên da
- Đóng cửa sổ vào ban ngày và mở cửa sổ vào ban đêm khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống
- Quạt có thể giúp ích nếu nhiệt độ dưới 35 độ C.
(Nguồn: The Sun)
Trí Thức Trẻ