1 vật dụng trong nhà bếp bạn vẫn dùng hàng ngày có thể gây 13 bệnh nhiễm trùng
Các loại vi khuẩn có thể 'ẩn nấp' ở những vật dụng tưởng chừng sạch sẽ ngay trong chính căn bếp nhà bạn.
- 10-06-20235 kiểu tiết kiệm trong nhà bếp âm thầm kéo ung thư đến cả gia đình
- 24-05-2023Những cây phong thủy trong nhà bếp nên trồng
- 19-04-20233 thứ có trong nhà bếp lâu năm lại vô cùng "độc" cho sức khỏe, không vứt bỏ ngay thì ung thư có thể ghé thăm bất cứ lúc nào
Vi khuẩn trong bếp có thể xuất phát từ bàn tay và thực phẩm chưa nấu chín. Điều này đúng nhưng chưa phải là tất cả. Thực tế, ngay cả những vật dụng được sử dụng để làm sạch mọi thứ cũng hoàn toàn có thể là "ổ chứa vi khuẩn". Khăn lau bát đĩa là một trong số đó. Khăn lau bát đĩa thường được làm từ vải bông và dùng để lau sạch bát đĩa, đũa, thớt và các vật dụng nhà bếp khác. Đôi khi, người ta còn dùng nó để lau khô tay. Vì vậy, vật dụng này đóng một vai trò quan trọng liên quan đến vệ sinh trong nhà bếp.
Tuy nhiên, do tiếp xúc nhiều như vậy mà những chiếc khăn này cũng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn.
Chia sẻ trên trang The Conversation, giảng viên cao cấp về vi sinh học lâm sàng tại Đại học Leicester (Anh), ông Primrose Freestone, cho biết: Một số nghiên cứu về khăn lau bát đĩa đã tìm thấy một loạt vi khuẩn gây bệnh. Chúng không chỉ khiến bạn bị đau bụng mà còn gây ra những bệnh khác nữa.
Theo ông Primrose Freestone, vi khuẩn được tìm thấy trong khăn lau bát đĩa có liên quan đến 13 căn bệnh sau:
1. Nhiễm trùng đường hô hấp
2. Nhiễm trùng da
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)
4. Nhiễm trùng liên quan đến tim
5. Nhiễm trùng mắt
6. Nhiễm trùng liên quan đến xương
7. Nhiễm trùng phổi
8. Nhiễm trùng bàng quang
9. Nhiễm trùng ở não
10. Nhiễm trùng máu
11. Viêm phổi
12. Viêm khớp nhiễm khuẩn
13. Nhiễm trùng khớp
Để dẫn chứng cho điều này, Primrose đã liệt kê các nghiên cứu lấy mẫu vi khuẩn trên khăn lau bát đĩa đã qua sử dụng hoặc trên bề mặt bếp. Cụ thể:
Một nghiên cứu lấy mẫu 100 khăn lau bát đĩa đã qua sử dụng phát hiện ra sự hiện diện của tụ cầu vàng. Vi khuẩn tụ cầu vàng thường được tìm thấy trên da nhưng cũng là mầm bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề như áp xe, nhiễm trùng khớp và thậm chí viêm phổi.
Một nghiên cứu khác tại 46 căn bếp đã tìm thấy vi khuẩn Enterobacter và E.coli trên bề mặt. Vi khuẩn Enterobacter có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, trùng da, đường tiết niệu và nhiễm trùng tim, xương, mắt. Vi khuẩn E.coli thường là thủ phạm gây khó chịu cho dạ dày và đường tiết niệu.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện vi khuẩn Klebsiella, có liên quan đến nhiễm trùng nghiêm trọng ở phổi, bàng quang, não và máu.
Một số nhà bếp cũng có Pseudomonas aeruginosa - vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng phổi và Bacillus subtilis, dẫn đến nhiễm trùng mắt và áp xe.
Và tất cả các mẫu từ nhà bếp được tìm thấy đều có vi khuẩn Staphylococcus và Micrococcus. Ở những người có hệ miễn dịch yếu, Micrococcus có thể gây ra nhiễm trùng phổi, chẳng hạn như viêm phổi, viêm khớp, cùng với nhiễm trùng mắt và tim.
"Những nghiên cứu này cho thấy có nguy cơ nhiễm trùng từ khăn lau bát đĩa và hầu hết các loại khăn trong nhà bếp có thể bị nhiễm vi khuẩn với số lượng cao. Vi khuẩn từ đó có thể dễ dàng di chuyển sang các bề mặt khác và tiếp xúc với thực phẩm (như bát đĩa, thớt...) và có khả năng gây ngộ độc thực phẩm", Pseudomonas aeruginosa chia sẻ.
Nếu bạn để khăn ở tình trạng ẩm ướt thì lại càng trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Làm sạch khăn lau bát đĩa loại ngăn ngừa khuẩn trong bếp cách nào?
Giảng viên Primrose chỉ ra rằng, các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy vi khuẩn salmonella có khả năng nhân lên nhiều hơn trong tất cả các loại vải bị nhàu nát. Nhưng mức độ vi khuẩn đã giảm 1.000 lần nếu khăn được treo khô trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng.
Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là treo khăn lau bát đĩa thật khô, ít nhất là 1 lần/ngày hoặc sau mỗi lần sử dụng.
Là một nhà vi sinh vật học, ông Primrose cũng đề nghị mọi người nên sử dụng loại khăn dùng 1 lần hoặc khăn giấy khi thao tác liên quan đến thịt sống để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Tốt nhất, bạn nên giặt khăn lau bát đĩa thường xuyên. Chính phủ Anh khuyến cáo rằng, cho vào máy giặt, chọn chu trình giặt nóng 90 độ C với bột giặt là một cách làm sạch rất hiệu quả. Điều này sẽ giúp giảm mức độ vi khuẩn.
Nếu bạn giặt khăn lau bếp bằng tay, hãy dùng nước nóng và chất tẩy rửa để đảm bảo làm sạch mọi vết bẩn và thức ăn.
Sau khi giặt khăn, bạn có thể khử trùng mọi vi khuẩn còn sót lại bằng nước sôi hoặc chất khử trùng như thuốc tẩy, được pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Là ủi khăn ở chế độ nóng (trên 90 độ C) cũng sẽ khử trùng hiệu quả.
Ông Primrose lưu ý thêm, hãy cất khăn lau bát đĩa mới giặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh xa mọi thức ăn chưa nấu chín và tránh lau tay bẩn vào khăn.
T
Phụ nữ Việt Nam