10 bước để một sinh viên mới tốt nghiệp 21 tuổi có thể trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi
Trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi là điều tưởng chừng như phi thường. Nhưng đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
- 09-03-2017Không phải Mỹ hay Anh, 11.000 triệu phú thế giới lũ lượt đổ về Australia trong năm 2016
- 08-03-2017Giá bất động sản tăng chóng mặt, kẻ thành triệu phú, người hóa vô gia cư sau một đêm
- 03-03-2017Nếu đầu tư 1.000 USD vào 3 cổ phiếu này từ năm 1980, bây giờ bạn đã trở thành triệu phú
Grant Cardone là triệu phú tự thân nổi tiếng của Mỹ, đồng thời là tác giả của 4 cuốn sách kinh doanh nằm trong top bán chạy của New York Times và cũng là chuyên gia tư vấn cho nhiều công ty nằm trong danh sách Fortune 500 (các công ty hàng đầu tại Mỹ).
Người ta biết tới ông với danh hiệu diễn giả quốc tế, làm say đắm khán giả với phong cách thuyết trình truyền cảm, hài hước xoay quanh các chủ đề liên quan đến bán hàng, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, kinh doanh và vạch cho mọi người các yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế toàn cầu.
Grant Cardone là người năng động, tham vọng cao. Triệu phú có khởi đầu không mấy tốt đẹp nhưng bằng sự cố gắng, nỗ lực, hiện ông là người sáng lập và chủ sở hữu của 3 công ty hàng triệu đô la. Ông phát triển nhiều chương trình bán hàng ảnh hưởng đến hàng nghìn người và các tổ chức kinh doanh. Triết lý kinh doanh của Grant là “một công ty chỉ thành công thông qua buôn bán”.
Sau đây là chia sẻ của Grant Cardone về 10 bước để một sinh viên mới tốt nghiệp 21 tuổi có thể trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi như anh.
Bước 1: Theo đuổi đồng tiền.
Trong môi trường kinh tế ngày nay, bạn không nên để dành cơ hội trở thành triệu phú của mình bất cứ giây phút nào. Hãy tập trung để tăng thu nhập và duy trì điều đó. Thu nhập của tôi khi mới ra trường là 3.000 USD/tháng và 9 năm sau con số đó đã tăng lên đến 20.000 USD/tháng. Theo đuổi đồng tiền và chính nó sẽ buộc bạn phải kiểm soát thu nhập và cơ hội kiếm tiền.
Bước 2: Đừng khoe khoang, chưng diện
Tôi đã không mua một chiếc đồng hồ hay xe ô tô đắt tiền nào cho đến khi hoạt động kinh doanh và đầu tư của tôi đã đạt được một dòng tiền ổn định và một nguồn thu kha khá. Tôi vẫn lái chiếc Toyota Camry khi tôi trở thành triệu phú. Hãy để cho người khác biết bạn làm việc như thế nào, chứ không phải những món đồ “rẻ tiền” mà bạn mua.
Bước 3: Hãy tiết kiệm để đầu tư, đừng tiết kiệm để cho vào két
Lý do duy nhất để tiết kiệm tiền là để đầu tư. Hãy để khoản tiền tiết kiệm của bạn vào một tài khoản đầu tư không thể động đến. Đừng bao giờ sử dụng tài khoản này vào việc gì, ngay cả trường hợp khẩn cấp. Điều này sẽ buộc bạn phải tiếp tục thực hiện bước 1 (gia tăng nguồn thu). Cho đến nay, ít nhất 2 năm 1 lần, tôi không còn đồng nào trong túi vì tôi luôn đầu tư khoản tiền dư thừa của mình vào một quỹ mà tôi không thể can thiệp.
Bước 4: Hạn chế vay nợ mà không làm ra tiền
Tôi vay tiền để mua xe chỉ vài tôi biết chiếc xe đó có thể làm tăng thu nhập của tôi. Người giàu sử dụng nợ để gia tăng đòn bẩy cho khoản đầu tư và tăng dòng tiền. Người nghèo vay nợ để mua những thứ giúp họ cảm thấy họ giàu hơn.
Bước 5: Đối xử với tiền bạc như một người tình ích kỷ
Hàng triệu người ao ước có tự do tài chính, nhưng chỉ có những người đặt mục tiêu đó làm yêu tiên hàng đầu mới có hàng triệu USD. Để giàu có và trở nên giàu có, bạn phải đặt tiền là ưu tiên hàng đầu. Tiền là người tình ích kỷ. Tảng lờ nó và nó sẽ tảng lờ bạn, hoặc tồi tệ hơn nó sẽ từ bỏ bạn để đến với một người tình mới ưu tiên nó lên hàng đầu.
Bước 6: Tiền là người tình không bao giờ ngủ
Đối với tiền, nó không có khái niệm của lễ hội, cuối tuần, kỳ nghỉ, ngày đêm, lịch làm việc và nếu muốn yêu tiền, bạn cũng nên như vậy. Năm 26 tuổi, tôi bán hàng trong một cửa hàng bán lẻ và cửa hàng đóng cửa lúc 7 giờ tối. Hầu hết thời gian bạn sẽ gặp tôi ở đó lúc 11 giờ tối để bán thêm hàng. Đừng bao giờ cố gắng tìm kiếm may mắn hoặc là người thông minh nhân – chỉ đơn giản là bạn làm nhiều hơn người khác.
Bước 7: Đừng an phận với cái nghèo
Bill Gates đã từng nói: “Nếu bạn sinh ra nghèo khổ, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khổ, đó là lỗi của bạn”. Tôi đã từng nghèo, từng túng quẫn, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ nghèo là ổn. Tôi luôn tìm cách để thoát khỏi nó.
Bước 8: Hãy suy nghĩ theo cách của người giàu
Hầu hết chúng ta đều ở trong tầng lớp trung bình hoặc nghèo và chúng ta thường tự giới hạn suy nghĩ của bản thân ở trong môi trường đó. Tôi từng mất nhiều thời gian quan sát suy nghĩ của giàu và bắt chước theo họ. Những người giàu có nhiều suy nghĩ rất khác. Ví dụ như người nghèo đọc sách để giải trí, người giàu đọc sách để học hỏi. Họ có thể tìm ra những bài học cho bản thân từ những câu chuyện bình dị nhất.
Bước 9: Đừng hy vọng làm việc sẽ giàu có hãy để đầu tư đem tiền về cho bạn
Đầu tư là “Chén thánh” trên con đường trở thành tỷ phú và bạn nên xác định tư tưởng kiếm tiền từ đầu tư nhiều hơn là làm việc. Tôi đã bỏ ra một khoản đầu tư 50.000 USD vào một công ty và công ty đó đã đem lại cho tôi 50.000 USD mỗi tháng trong 10 năm. Khoản đầu tư thứ 3 của tôi là vào bất động sản – nơi tôi bắt đầu với số tiền 350.000 USD – một khoản tiền lớn trong giá trị tài sản ròng của tôi lúc bấy giờ. Hiện nay tôi vẫn sở hữu khoản bất động sản đó và nó cũng đem lại cho tôi một nguồn thu nhập. Đầu tư là lý do duy nhất để làm những bước khác
Bước 10: Đã mơ thành triệu phú, hãy nghĩ đến 10 triệu USD thay vì 1 triệu USD
Một lỗi tài chính lớn nhất mà tôi từng mắc phải là không nghĩ lớn. Tôi khuyên bạn nên ước mơ lớn. Trên trái đất này không thiếu tiền, chỉ thiếu những người dám nghĩ lớn.