MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng nhóm ngân hàng, FTM tiếp tục 'mò' đáy

Nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ bứt phá trong phiên cuối tuần là động lực chính giúp thị trường tăng điểm trong tuần. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ với thanh khoản khiêm tốn vẫn chiếm ưu thế về biên độ tăng, giảm giá.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 987,22 điểm, tương ứng tăng 1,35% so với tuần trước đó. HNX-Index cũng tăng 1,27% lên 102,2 điểm. Thị trường biến động giằng co trong phần lớn thời gian giao dịch của tuần từ 9-13/9, đột biến chỉ xuất hiện trong phiên cuối tuần khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Thông tin trên giúp các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt bứt phá mạnh và góp phần giúp thị trường giao dịch khởi sắc. Kết thúc tuần giao dịch, VCB tăng 6% lên 81.900 đồng/cp, BID tăng 4,9% lên 39.850 đồng/cp. CTG tăng 4,8% lên 20.850 đồng/cp. MBB tăng 3,1% lên 23.300 đồng/cp.Trong khi đó như thường lệ, đứng đầu danh sách tăng, giảm giá trên thị trường vẫn thuộc về nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ với thanh khoản khiêm tốn.

Trên sàn HoSE, cổ phiếu HRC của Cao su Hòa Bình đứng đầu về mức tăng giá với 22,2%. Tiếp nối đà hồi phục ở 2 phiên cuối tuần trước, HRC đã tăng trần trong 3 phiên giao dịch đầu tuần sau đó không có giao dịch ở những phiên còn lại.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng nhóm ngân hàng, FTM tiếp tục mò đáy - Ảnh 1.

Cổ phiếu TSC của Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ tiếp tục hành trình 'lên đinh' một năm với việc tăng 20,2% trong tuần qua và đạt 47.000 đồng/cp. Cổ phiếu TSC mới được Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đưa ra khỏi diện kiểm soát từ 12/9 do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tại ngày 30/6 là 9,45 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 66,8 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, FTM của Đầu tư và Phát triển Đức Quân vẫn đứng đầu danh sách giảm giá sàn HoSE với 30,1%. FTM tiếp tục có thêm 5 phiên giảm sàn ở tuần qua và nâng chuỗi giảm sàn liên tiếp lên thành 21 phiên. Giá cổ phiếu FTM hiện chỉ còn 5.300 đồng/cp. Điểm đáng chú ý trong giao dịch của cổ phiếu FTM đó là vào phiên thứ Sáu, thanh khoản cổ phiếu này bất ngờ tăng vọt lên 666.000 đơn vị trong khi trước đó chỉ khớp lệnh được từ vài trăm đến vài chục nghìn cổ phiếu mỗi phiên.

Cổ phiếu MCP của In và Bao bì Mỹ Châu đứng thứ 2 trong danh sách giảm giá với 19,4%. Tiếp đến là LGC của Đầu tư Cầu đường CII với mức giảm 16,9%.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng nhóm ngân hàng, FTM tiếp tục mò đáy - Ảnh 2.

Trên sàn HNX, SPP của Bao bì Nhựa Sài Gòn tăng giá mạnh nhất với 50%. Trong tuần, SPP đã có trọn vẹn 5 phiên tăng trần. Nhìn rộng hơn, cổ phiếu này đã có tổng cộng 7 phiên tăng trần liên tiếp. Giá cổ phiếu SPP từ 2.200 đồng/cp đã leo lên 3.900 đồng/cp. Theo giải trình ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về khoản vay và nợ thuê tài chính, SPP cho biết đang làm việc với đối tác là Tập đoàn PHI Group, Inc của Mỹ để thu hút vốn đầu tư, với phương án dự kiến bán 51% vốn và thu về khoảng 50 triệu USD. Với số tiền thu được, Công ty dự sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng.

Tiếp sau đó, cổ phiếu VTJ của Thương mại và Đầu tư Vinataba cũng tăng mạnh 41,4%, trong đó VTJ đã có 4 phiên tăng trần nhưng thanh khoản liên tục duy trì ở mức rất thấp với chỉ vài trăm cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng nhóm ngân hàng, FTM tiếp tục mò đáy - Ảnh 3.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu DPC của Nhựa Đà Nẵng giảm giá mạnh nhất sàn HNX với 33,5%. Cổ phiếu DPC trong tuần có 4 phiên giảm sàn liên tiếp với thanh khoản rất thấp. Trên thị trường không xuất hiện thông tin nào tác động tiêu cực đến cổ phiếu này.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng nhóm ngân hàng, FTM tiếp tục mò đáy - Ảnh 4.

Còn tại sàn UPCoM, 'tân binh' MEG của CTPC Megram tăng giá đến 143,3% sau khi lên đăng ký giao dịch vào ngày 9/9. Giá cổ phiếu MEG tăng từ 12.000 đồng/cp lên thành 29.200 đồng/cp với 4 phiên tăng trần liên tiếp (phiên đầu tiên giao dịch có biên độ 40%). Megram hiện có vốn điều lệ 440 tỷ đồng tương ứng toàn bộ 44 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch. tiền thân của Megram là CTCP Elmich do các thành viên của Tập đoàn Elmich Châu Âu thành lập tháng 5/2011 với vốn điều lệ ban đầu 70 tỷ đồng. Năm 2018 Elmich ký hợp đồng tái cấu trúc với Công ty TNHH PWC Việt Nam để xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững và cấu trúc doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tập đoàn. Năm 2019 công ty mới đổi tên thành CTCP Megram. Megram bên cạnh mảng hoạt động đồ gia dụng đã lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác, như nắm cổ phần chi phối (51%) tại CTCP Thực phẩm Lâm Đồng – đơn vị sở hữu thương hiệu Vang Đà Lạt nổi tiếng. Đồng thời tăng dần ảnh hưởng trong lĩnh vực Dược phẩm bằng cách mua lại, và nắm cổ phần chi phối tại CTCP Dược – Thiết bị Y tế Đà Nẵng (Dapharco – 51%).

Cổ phiếu BAL của Bao bì Bia – Rượu – Nước giải khát đứng sau với mức tăng 70,4%.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng nhóm ngân hàng, FTM tiếp tục mò đáy - Ảnh 5.

Chiều ngược lại, cổ phiếu RTS của Thông tin tín hiệu Đường sắt Đà Nẵng giảm giá mạnh nhất sàn UPCoM với 39,8%. Tuy nhiên, trong tuần cổ phiếu này chỉ giao dịch duy nhất 1 phiên hôm 11/9 và giảm sàn 39,8% xuống 24.800 đồng/cp, với khối lượng khớp lệnh chỉ 2.700 đơn vị. Biên độ giao dịch trong phiên đó của RTS lên đến 40% do trước đó cổ phiếu này không có giao dịch trên 25 phiên liên tiếp.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng nhóm ngân hàng, FTM tiếp tục mò đáy - Ảnh 6.

Theo Bình An

NDH

Trở lên trên