MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm: Hãy tự kiểm tra xem bạn "dính" bao nhiêu, gợi ý cách đối phó hiệu quả

26-03-2021 - 14:15 PM | Sống

10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm: Hãy tự kiểm tra xem bạn "dính" bao nhiêu, gợi ý cách đối phó hiệu quả

Theo thống kê của WHO, có tới gần 265 triệu người mắc bệnh trầm cảm trên thế giới. Ở Việt Nam, có khoảng 40.000 người tự tử vì căn bệnh này. Đây là cách tự nhận biết và điều chỉnh.

10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Nhiều người trong cuộc sống hiện đại vì gặp quá nhiều áp lực khác nhau nên rất lo lắng rằng họ sẽ bị trầm cảm. Do vậy, việc tìm hiểu các triệu chứng của bệnh trầm cảm để điều chỉnh và nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm là rất cần thiết.

Trên thực tế, theo các bác sĩ thuộc Khoa tâm thần bệnh viện Nam Dương, Trung Quốc cho biết, sau đây là 10 dấu hiệu của triệu chứng trầm cảm, bao gồm 3 triệu chứng cốt lõi và 7 triệu chứng đi kèm, bạn nên chú ý quan sát xem, liệu mình có liên quan đến các triệu chứng này hay không.

 10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm: Hãy tự kiểm tra xem bạn dính bao nhiêu, gợi ý cách đối phó hiệu quả - Ảnh 1.

Các triệu chứng cốt lõi

1. Cảm thấy hụt hẫng, tâm trạng xuống dốc

2. Mất hứng thú và niềm vui

3. Dễ mệt mỏi

Các triệu chứng kèm theo

4. Giảm khả năng tập trung, chú ý

5. Tự đánh giá bản thân thấp kém

6. Cảm thấy tội lỗi

7. Cảm thấy bi quan về tương lai

8. Xuấn hiện hành vi hoặc ý tưởng tự sát, tự làm hại bản thân

9. Rối loạn giấc ngủ

10. Giảm cảm giác thèm ăn.

 10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm: Hãy tự kiểm tra xem bạn dính bao nhiêu, gợi ý cách đối phó hiệu quả - Ảnh 2.

Chi tiết 10 triệu chứng chính tiền thân của bệnh trầm cảm

Đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm.

1, Mức độ trầm cảm thường sẽ diễn ra ở những giới hạn khác nhau, từ tâm trạng kém nhẹ đến buồn bã, bi quan và tuyệt vọng.

Người bệnh cảm thấy nặng nề, cuộc sống buồn tẻ, không thể vui vẻ, chán nản, cuộc sống trôi qua không có ấn tượng, hoặc cảm giác đau đớn, không thể tự giải phóng được. Một số bệnh nhân cũng có thể cảm thấy lo lắng, kích động và căng thẳng.

2. Bi quan tiêu cực: Nội tâm rất đau đớn, bi quan và tuyệt vọng, cảm thấy cuộc sống là gánh nặng, không đáng để hoài niệm, cảm thấy muốn giải thoát bằng cái chết có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự sát mạnh mẽ.

3. Các triệu chứng về thể chất hoặc sinh học: Bệnh nhân trầm cảm thường có các triệu chứng sinh học như chán ăn, sụt cân, rối loạn giấc ngủ, chức năng tình dục kém và thay đổi tâm trạng, đây là những biểu hiện phổ biến, nhưng không phải trường hợp nào cũng có.

4. Chán ăn, sút cân: Đa số bệnh nhân có triệu chứng chán ăn, ăn không ngon, món ngon không còn hấp dẫn, bệnh nhân không nghĩ đến chè chén, ăn uống vô vị, thường kèm theo sụt cân.

5. Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ điển hình là tỉnh giấc sớm, sớm hơn bình thường từ 2 đến 3 tiếng và sau khi thức dậy sẽ không ngủ được và rơi vào bầu không khí buồn bã.

6. Mất hứng thú là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh nhân trầm cảm. Mất nhiệt huyết và niềm vui trong cuộc sống và công việc, và mất hứng thú với mọi thứ.

Không thể trải nghiệm hạnh phúc gia đình, gạt bỏ những sở thích trong quá khứ, thường sống một mình sau những cánh cửa đóng kín, xa lánh người thân, bạn bè và tránh giao tiếp xã hội.

7. Mất sức, mệt mỏi, khó khăn trong việc nhỏ hàng ngày như giặt giũ, thay quần áo và các vấn đề nhỏ khác trong cuộc sống và cảm thấy bất lực. Bệnh nhân thường sử dụng "suy sụp tinh thần" và " thất vọng" để mô tả tình trạng của họ.

8. Tự đánh giá bản thân quá thấp: Người bệnh thường đánh giá quá thấp khả năng của bản thân và nhìn nhận hiện tại, quá khứ và tương lai của mình theo hướng phê phán, tiêu cực. Tự trách bản thân mạnh mẽ, cảm thấy tội lỗi, cảm giác vô dụng, cảm giác vô giá trị và bất lực. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện có tội lỗi hoặc nghi ngờ về bệnh tật.

9. Bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm rõ rệt, dai dẳng, khó tập trung, giảm trí nhớ, chậm phát triển trí não, suy nghĩ bị tắc nghẽn, hành động chậm chạp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có biểu hiện bồn chồn, lo lắng, hồi hộp và kích động.

10. Thay đổi tâm trạng từ ngày và đêm: Tâm trạng của bệnh nhân thay đổi từ ngày nặng sang đêm nhẹ. Tức là tâm trạng không thoải mái vào buổi sáng hoặc ban ngày, trở nên tốt hơn vào buổi chiều hoặc ban đêm, có thể trò chuyện và ăn uống ngắn gọn, đơn giản. Tỷ lệ thay đổi khoảng 50%.

 10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm: Hãy tự kiểm tra xem bạn dính bao nhiêu, gợi ý cách đối phó hiệu quả - Ảnh 3.

10 biện pháp đối phó với các dấu hiệu trầm cảm

1. Hãy nhờ sự giúp đỡ khi bạn cần, đừng âm thầm chịu đựng.

2, Thực hiện từng bước một trong việc cải thiện các vấn đề.

3. Chia các sự kiện/việc/kế hoạch/nhiệm vụ lớn thành nhiều phần nhỏ và chỉ làm từng phần một.

4. Tham gia nhiều hoạt động hữu ích hơn trong cuộc sống hàng ngày.

5. Khi bạn chán nản, hãy chú ý đến những suy nghĩ và ý tưởng của chính bạn.

6. Viết ra các ý tưởng của bạn để làm rõ hơn nó như thế nào và có thể làm gì để tâm trạng tốt lên.

7. Cố gắng xác định những khái niệm trầm cảm điển hình đó, đặc biệt chú ý đến cách bạn đánh giá và nhận diện bản thân. Bạn phải đề phòng những vấn đề khiến dày vò nội tâm và tránh xa, bởi vì nó chỉ có thể khiến bạn chìm sâu chứ không thể giúp bạn thoát khỏi trầm cảm.

8. Chú ý đến việc xác định các vấn đề/nguyên nhân/lý do gây trầm cảm của bạn (ví dụ, tìm kiếm sự chấp thuận, xấu hổ, các mối quan hệ không vui vẻ hạnh phúc, lý tưởng không thực tế, mục tiêu không hoàn thành, chủ nghĩa hoàn hảo…) và thử tránh xa hay vượt qua chúng sau khi xác định được.

9. Sử dụng tư duy lý trí/từ bi để thách thức ý tưởng của riêng bạn. Bạn càng thông cảm với bản thân và từ bỏ suy nghĩ rằng bạn tồi tệ và vô giá trị, bạn càng có nhiều khả năng khỏi bệnh.

10. Chống lại các ý tưởng tiêu cực và thiết lập các mẫu hành vi mới. Hãy chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý cho những bước lùi và thất bại.

Trên đây là những dấu hiệu và kinh nghiệm/giải pháp vượt qua bệnh trầm cảm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải các triệu chứng trầm cảm ở một thời điểm nào đó trong đời. Do vậy, kiến thức này là rất cần thiết và bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý để đối phó nếu không may rơi vào trạng thái trầm cảm.

*Theo Zhihu

Theo Vân Hồng

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên