10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất Q2/2022
Mới đây, Navigos Group đã công bố thông tin về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại thị trường Việt Nam trong quý 2/2022. Đây là tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam hiện đang sở hữu trang tìm kiếm việc làm trực tuyến VietnamWorks và Navigos Search.
- 19-07-2022Cô gái làm nghề phù dâu thuê: Bất chấp bố mẹ ngăn cản vì sợ "mất duyên", trở thành bà chủ của 50.000 nhân công sau 2 năm
- 19-07-2022Tommy Phạm - Chàng trai gốc Việt nổi tiếng ở Vua Đầu Bếp Úc với hàng loạt món ăn Việt Nam
- 19-07-2022Người đàn ông 38 tuổi từng thất nghiệp đã kiếm được 200.000 USD/tháng dù chỉ làm việc 5 giờ/tuần: Bí quyết là biến đam mê thành nguồn thu nhập thụ động
Số lượng việc làm mới trong nửa đầu năm 2022 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái
Suốt 6 tháng đầu năm 2022, VietnamWorks đã ghi nhận hơn 65.000 tin đăng tuyển việc làm, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ riêng trong quý 2 năm nay, hơn 36.000 việc làm đã được đăng tải trên nền tảng VietnamWorks, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong quý 2 vẫn bao gồm những cái tên khá quen thuộc:
-Tài chính/Đầu tư
-Bán hàng
-Công nghệ thông tin/Phần mềm
-Marketing
-Kế toán
-Xây dựng dân dụng
-Hành chính/Kế toán
-Ngân hàng
-Kiểm toán
-Điện/Điện tử
Những ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng tiếp tục tăng cao trong quý 3/2022?
1. Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Ngân hàng và Bảo hiểm là hai ngành tiếp tục có nhu cầu cao về mảng công nghệ và dịch vụ số trong thời gian tới. Nhà tuyển dụng mong muốn các ứng viên có kinh nghiệm triển khai tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng được yêu cầu này, dẫn đến sự cạnh tranh về nguồn nhân lực.
Cụ thể, các ngân hàng đang có xu hướng tuyển dụng các vị trí về ngân hàng giao dịch, ngân hàng doanh nghiệp lớn, quản trị rủi ro. Trong khi đó, các hãng bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống cũng đang tìm kiếm các vị trí như Marketing, Sản phẩm Số (Digital Product) và Digital Sales.
Đối với ngành Kiểm toán, nhu cầu tuyển dụng nhiều khả năng tăng ngay từ đầu tháng 7. Bởi lẽ, đây là "mùa" dịch chuyển nhân sự trong mảng kiểm toán, nhất là các vị trí liên quan đến tư vấn thuế và hải quan.
Đặc biệt, việc tìm kiếm cơ hội của các ứng viên trong ngành Bán lẻ chưa bao giờ lại sôi động đến vậy. Các doanh nghiệp thuộc mảng này đang đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng, cần tuyển dụng số lượng lớn nhân sự ở các vị trí Tài chính – Kế toán, Bán hàng, Marketing và Phụ trách cửa hàng trong vòng 3-6 tháng tới.
Sau Covid-19, các ứng viên trong mảng Bán lẻ thường yêu cầu mức lương cao hơn từ 30% - 50% so với mức lương trước đó. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh, họ không được tăng lương, thậm chí còn bị giảm lương trong 2 năm vừa qua, nên mong đợi mức lương cao hơn thời điểm trước năm 2019.
Bên cạnh đó, ứng viên mảng Bán lẻ cũng rất quan tâm đến mô hình làm việc linh hoạt kết hợp tại nhà và văn phòng (hybrid) hoặc làm việc tại nhà toàn thời gian (remote working).
2. Công nghệ thông tin - Viễn thông
Do ảnh hưởng của tình hình chính trị thế giới, nhiều hợp đồng và đơn đặt hàng liên quan đến Công nghệ thông tin (IT) được chuyển về thị trường Việt Nam. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đang lạc quan trước viễn cảnh phục hồi sau Covid-19, có nhu cầu mở rộng hoạt động hoặc dự định chuyển đổi và tái cơ cấu trong nửa cuối năm 2022.
Vì vậy, một lượng lớn kỹ sư IT có khả năng sẽ được tuyển dụng trong thời gian tới. Các vị trí tuyển dụng chủ yếu gồm Phát triển phần mềm - Kỹ thuật dữ liệu – Kỹ sư DevOps - Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo (AI)… Các vị trí tuyển dụng chủ yếu ở cấp trung thay vì cấp cao, do đây là phân khúc có biến động nhiều nhất sau dịch bệnh.
Bên cạnh các yêu cầu tuyển dụng như chuyên môn kỹ thuật tốt, kỹ năng Tiếng Anh tốt, có khá nhiều các doanh nghiệp chấp nhận hoặc đưa ra các cơ chế làm việc linh hoạt như làm việc từ xa hoặc kết hợp làm việc tại nhà và tại văn phòng (hybrid). Các nhà tuyển dụng này cũng kỳ vọng các ứng viên sẽ có sự linh hoạt, thích nghi cao, có tính kỷ luật trong công việc khi không có sự giám sát chặt chẽ từ người quản lý.
3. Bất động sản Công nghiệp
Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư. Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy bất động sản công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là phân khúc Nhà xưởng, Nhà kho xây sẵn tích hợp thông minh, hướng đến các dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ.
Hậu Covid-19, các khách hàng trong mảng Bất động sản Công nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng dự án, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao. Một số vị trí như Quản lý Cho thuê, Quản lý Bất động sản Công nghiệp, Quản lý đầu tư… trở nên cấp thiết và đang được tuyển nhiều. Trong khi đó, thị trường lao động lại chưa sẵn sàng cung cấp đủ ứng viên theo tiêu chí từ nhà tuyển dụng.
Đây là ngành ưu tiên tuyển nhân sự người Việt, đặc biệt là các nhân sự giàu kinh nghiệm. Ứng viên muốn phát triển và có thêm cơ hội cần sử dụng thành thạo nhiều hơn 1 ngoại ngữ ngoài tiếng Anh, cũng như mở rộng các mối quan hệ, các kỹ năng mềm về giao tiếp, thuyết trình, tìm hiểu và cập nhật thêm về Luật Đầu tư, Luật Đất đai…