MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người

27-05-2021 - 20:43 PM | Sống

Hãy kiểm tra lại những vật dụng này để đảm bảo nó không gây hại cho sức khoẻ của bạn.

Có những thứ chúng ta chất đống ở trong nhà từ ngày này sang ngày khác. Nếu không cẩn thận, những vật dụng tưởng vô hại này hoàn toàn có thể khiến sức khoẻ của bạn xuống dốc.

1. Hộp đựng kính áp tròng

Các chuyên gia khuyên nên thay mới hộp đựng kính áp tròng ít nhất 3 tháng một lần để đảm bảo an toàn và thoải mái. Ngoài ra, bạn cũng nên làm rửa sạch nó sau mỗi lần sử dụng và để khô tự nhiên.

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 1.

2. Xà phòng kháng khuẩn

Xà phòng diệt khuẩn thường chứa triclosan, một thành phần được cho là có thể thay đổi cách thức hoạt động của hormone. Ngoài ra, nó có thể góp phần làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn đối với thuốc kháng sinh.

Xà phòng thông thường cũng chống lại vi khuẩn tốt, vì vậy bạn nên lựa chọn loại xà phòng thông thường để giữ cho làn da và cơ thể của mình khỏe mạnh.

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 2.

3. Son bóng

Mặc dù loại sản phẩm này không phải là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh như mascara hoặc kem nền dạng lỏng, tốt nhất bạn vẫn không nên sử dụng các sản phẩm dành cho môi lâu hơn 6 - 12 tháng.

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 3.

4. Thớt nhựa

Thớt nhựa dễ làm sạch hơn so với thớt gỗ, đó là lý do tại sao chúng được coi là an toàn hơn. Tuy nhiên, vi khuẩn có hại lại có xu hướng ẩn náu trong các rãnh của thớt nhựa.

Vì vậy, để tránh ngộ độc thực phẩm, tốt hơn hết bạn nên thay thế những chiếc thớt có vết nứt, vết cắt hoặc vết bẩn khó làm sạch.

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 4.

5. Chất làm mát không khí

Rất nhiều chất làm mát không khí có chứa nhiều phthalate, hóa chất nguy hiểm có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, bất thường nội tiết tố, cũng như các vấn đề sinh sản.

Theo một  nghiên cứu, những hóa chất này được tìm thấy trong một số sản phẩm được quảng cáo là "hoàn toàn tự nhiên".

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 5.

6. Bộ lọc nước trong tủ lạnh

Nếu bạn không thay bộ lọc trong tủ lạnh đúng hạn, mùi vị của nước có thể trở nên tệ hơn, tủ lạnh có thể hỏng nhanh hơn.

Tuổi thọ của bộ lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy bạn nên tra cứu các hướng dẫn cho tủ lạnh của mình.

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 6.

7. Bộ lọc máy hút bụi

Máy hút bụi có thể nâng cao đáng kể chất lượng không khí trong ngôi nhà của bạn, vì chúng không chỉ hút bụi mà còn cả phấn hoa, nấm mốc và một số hạt khác.

Tuy nhiên, để máy hút của bạn hoạt động tốt, bạn nên thay bộ lọc thường xuyên. Tần suất phụ thuộc vào loại máy hút bụi bạn có và bao lâu bạn sử dụng nó, nhưng nói chung,  nên thực hiện 3-6 tháng một lần.

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 7.

8. Lược chải tóc

Theo  các chuyên gia, tốt nhất bạn nên thay lược chải tóc sau khoảng 6 tháng sử dụng để tránh việc các sợi lông có thể bị gãy hoặc cong và có thể làm hỏng tóc của bạn.

Điều quan trọng cần nhớ là bạn nên làm sạch chúng thường xuyên, khoảng 2-3 tuần một lần hoặc thậm chí thường xuyên hơn nếu bạn sử dụng nhiều sản phẩm dành cho tóc. Nếu không, sự tích tụ từ các sản phẩm làm tóc, bụi và các phần tử khác có thể chuyển sang tóc và da đầu.

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 8.

9. Hộp nhựa

Hộp nhựa đôi khi được làm bằng các hóa chất nguy hiểm có thể xâm nhập vào thực phẩm của bạn, đặc biệt nguy hiểm hơn nếu bạn cho hộp vào lò vi sóng. Tránh sử dụng hộp nhựa có đánh dấu "3", "PVC", "7" và "PC" vì chúng chứa nhiều hợp chất có thể ngấm vào thức ăn. Và có lẽ đã đến lúc bạn nên loại bỏ hộp nhựa và chọn loại thủy tinh.

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 9.

10. Bộ lọc vòi hoa sen

Bộ lọc đầu vòi hoa sen có thể làm giảm lượng kim loại nặng, clo và cặn bẩn trong nước bạn sử dụng, điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da nhạy cảm.

Nhưng để bộ lọc vòi hoa sen hoạt động tốt, chúng ta phải thay thường xuyên. Tần suất phụ thuộc vào lượng nước bạn sử dụng. Thông thường, nên làm điều này 6 tháng một lần.

 10 vật dụng trong nhà nên vứt bỏ ngay cả khi còn mới kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 10.

Nguồn: Bright Side

Theo Hà Bích Ngọc

Trí thức trẻ

Trở lên trên