MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

11 người trong bức ảnh đều có 1 điểm chung đáng ngưỡng mộ, nhưng câu chuyện phía sau mới gây tranh cãi

26-10-2023 - 07:25 AM | Sống

Một phụ huynh đăng bức ảnh chụp cùng 10 bạn học của mình lên mạng. Cô tiết lộ cả nhóm có 1 điểm chung.

Tục ngữ có câu: "Sóng sau xô sóng trước", ngụ ý lớp trẻ sau lại càng lúc càng giỏi giang và thậm chí còn tiến xa thế hệ trước mình, con cái có triển vọng hơn cha mẹ. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều đó không đúng hoàn toàn.

Cha mẹ, với tư cách là "người thầy đầu tiên" của con cái, có ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Vì vậy, nhiều người cho rằng nếu cha mẹ học cao, có chỉ số IQ cao hơn thì con cái chắc chắn sẽ rất thông minh và học giỏi. Thực tế cuộc sống lại không hề lý tưởng như tưởng tượng. Có rất nhiều đứa trẻ có cha mẹ là trí thức bậc cao nhưng thành tích học tập lại không mấy tốt.

Một phụ huynh từng học ở Trường trung học cơ sở ở Hợp Phì (Trung Quốc) đã đăng một bài đăng, kèm theo một bức ảnh trong buổi họp lớp. Phụ huynh này cho biết, những người trung niên trong ảnh đều là học sinh đứng đầu trường. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm đó, họ đều được nhận vào các trường 985 và 211 (các trường trọng điểm và có chất lượng hàng đầu Trung Quốc).

11 người trong bức ảnh đều có 1 điểm chung đáng ngưỡng mộ, nhưng câu chuyện phía sau mới gây tranh cãi - Ảnh 1.

Bức ảnh gây tranh cãi

Về mặt lý thuyết, con cái của họ đều phải là "thế hệ thứ hai xuất sắc" và kết quả học tập của các em phải như nhau. Nhưng thực tế là kết quả học tập của nhóm trẻ này kém hơn thế hệ cha mẹ, hoặc là chỉ được điểm "đạt" hoặc không thể vượt qua kỳ thi nào ở trường trung học.

Đối mặt với kết quả như vậy, những bậc phụ huynh có trình độ học vấn cao này chắc chắn sẽ cảm thấy mất mặt. Tuy nhiên, dù cố gắng đến đâu, điểm số của con cái họ vẫn không thể cải thiện nhiều hay đạt những thành tích nổi bật mà họ mong muốn.

Trong suy nghĩ của nhiều người, những bậc cha mẹ đã được học cao này hẳn là rất giỏi trong việc giáo dục con cái. Xét cho cùng thì bản thân họ cũng là những trường hợp thành công nên đường học vấn con họ chắc chắn không tệ. Tuy nhiên, thực tế là dù cha mẹ có trình độ học vấn cao cũng không đảm bảo 100% con cái giỏi giang tương tự.

Cha mẹ nên nhìn nhận một cách hợp lý việc con mình không giỏi bằng mình

Cha mẹ nào chắc chắn cũng hy vọng con cái có thể sống một cuộc sống tốt hơn mình trong tương lai, nhưng đôi khi phải học cách chấp nhận thực tế. Nếu con giỏi hơn bạn thì xin chúc mừng, bạn thật may mắn. Điều này có nghĩa là gia đình bạn đang trong thời kỳ đi lên, thế hệ sau vượt qua thế hệ trước và đạt đến một tầm cao mới.

Nhưng nếu con không giỏi hơn, thậm chí tệ hơn bạn thì cũng không cần quá buồn. Cha mẹ muốn bồi dưỡng con thành tài, điều này không bao giờ sai, sai là ở phương pháp. Để nuôi dạy những đứa con xuất sắc, điều cha mẹ cần làm trước tiên là buông bỏ nỗi ám ảnh về sự xuất sắc.

Cha mẹ thông minh sẽ đặt con mình vào thời đại hiện tại, tìm ra những điểm yếu và áp dụng các chiến lược phát triển phù hợp. Chẳng hạn, trẻ em ngày nay tuy không phải làm việc nhà và có nhiều thời gian nhưng lại phải đối mặt với sự cám dỗ của các sản phẩm điện tử. Lúc này, cha mẹ nên hướng dẫn con sử dụng các thiết bị công nghệ một cách hợp lý và quản lý tốt thời gian.

Một ví dụ khác là mặc dù trẻ em ngày nay có nhiều tài nguyên học tập nhưng quá nhiều cũng khiến chúng "hoa mắt". Lúc này, cha mẹ nên rèn luyện thói quen đọc sách cho con và lựa chọn những nguồn tài liệu phù hợp nhất.

Mỗi đứa trẻ có lộ trình phát triển khác nhau: Có đứa học nhanh, có đứa học chậm, có đứa học giỏi, có đứa vẽ giỏi,… Cha mẹ nên theo dõi quỹ đạo phát triển của con, chú ý hơn đến điểm mạnh của trẻ, không nên dùng điểm số là yếu tố duy nhất để đo lường phẩm chất con mình.

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ coi con mình là "trang sức": Nếu con về nhất trong kỳ thi thì họ sẽ tự hào, con về cuối thì lấy làm mất mặt. Đây không phải là yêu thương con cái mà là yêu thương chính mình. Tình yêu đích thực đối với một đứa trẻ là chúng ta sẵn sàng ôm con thật chặt bất kể điểm của con tốt hay kém, xuất sắc hay không.

Có cha mẹ tuyệt vời, đó không phải là một lỗi lầm. Nhưng sẽ là một sai lầm lớn nếu cha mẹ dùng sự xuất sắc của mình để đè bẹp phẩm giá của con cái. Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên chỉ có thể sống trong cái bóng của cha mẹ và không thể thực sự là chính mình.

Theo Hiểu Đan

Phụ nữ mới

Trở lên trên