11 thói quen chúng ta vẫn luôn làm mỗi ngày nhưng hóa ra lại sai một cách khủng khiếp, thậm chí có thể khiến bạn phải trả giá
Không phải thói quen nào của chúng ta cũng đúng. Và yên tâm đi, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thói quen nào mới là tốt nhất cho bản thân mình.
- 28-05-2020Tiết kiệm không phải vì nghèo! 24 thói quen tài chính sau sẽ có lợi cho bạn đến suốt đời
- 27-05-2020Nói chuyện khi ăn và gắp thức ăn cho nhau: 2 thói quen xấu tệ hại lây lan bệnh truyền nhiễm
- 27-05-2020Người lái tàu điện tại Nhật Bản có một thói quen ai nhìn cũng tưởng bất lịch sự, nhưng thực chất mục đích phía sau thì cực kỳ quan trọng
- 26-05-2020Không muốn liệt mặt, đột tử trong mùa hè thì cả gia đình cần bỏ ngay 5 thói quen dùng điều hòa nguy hại này
Thói quen là những thứ được hình thành qua thời gian, và chúng khó mà thay đổi trong một sớm một chiều. Mà đôi khi, thói quen còn đến từ phông nền văn hóa, nghĩa là nó càng khó để thay đổi.
Mỗi người đều có những thói quen thường ngày khác nhau, và nó góp phần định hình nên chính bản thân chúng ta. Nhưng không phải thói quen nào cũng đúng. Có những thói quen thực sự đang sai, thậm chí là sai một cách không tưởng.
1. Uống một cốc nước đầy ngay sau khi ăn
Ngày xưa, mọi người thường quan niệm việc uống nước làm loãng dịch vị dạ dày, khiến chúng ta tiêu hóa không tốt. Sau này khi khoa học phát triển, quan niệm này đã bị bác bỏ, nhưng nó cũng không khiến việc uống nước sau khi ăn trở thành một thói quen tốt.
Dù quả thực nước sẽ giúp chúng ta no hơn, giảm đi cảm giác thèm ăn, nhưng sau một bữa ăn no thì cốc nước ấy có thể gây đầy bụng. Vậy nên thay vì uống một cốc nước lớn sau khi ăn no, hãy uống một cách chậm rãi, chia nhỏ giai đoạn. Làm như vậy, bạn còn có thể tránh việc khí gas hình thành trong bụng do nuốt cả không khí lúc uống nữa cơ.
2. Uống nước quá lạnh
Trước kia, ai cũng nghĩ uống nước lạnh có thể gây viêm họng, nhưng thực ra không phải. Nước lạnh không có tội, mà lý do viêm họng là vì vi khuẩn mà thôi.
Tuy nhiên dù không gây ốm, nước lạnh cũng không phải là thứ nên uống thường xuyên. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JNM, nước lạnh sẽ làm các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa trở nên tệ hơn, thậm chí gây rối loạn thực quản.
3. Rửa mặt bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng
Việc rửa mặt trong lúc tắm thì rất tiện rồi. Nhưng nếu bạn đang tắm bằng nước ấm, thì rửa mặt lúc này không phải lựa chọn hay.
Chúng ta đôi khi không kiểm soát được nhiệt độ nước trong lúc tắm, mà da mặt thì nhạy cảm hơn các vùng da khác. Việc rửa mặt bằng nước ấm hơn cần thiết sẽ gây khô da, tạo ra nhiều dầu hơn. Chỉ nên rửa mặt bằng nước hơi ấm, hoặc tốt nhất là bằng nước lạnh thôi.
4. Xả toilet khi mở nắp
Đa số chúng ta sau khi "hành sự" trong toilet thường cứ để nguyên như vậy mà xả nước. Nhưng thực ra, đây cũng là một sai lầm.
Dành cho những ai chưa biết, độ "bắn" của toilet khi xả nước xa không khác gì các phân tử nước bọt khi chúng ta hắt hơi. Nếu bạn không muốn vi khuẩn từ phân, nước tiểu văng khắp nơi, dính cả vào... bàn chải hay khăn mặt, thì tốt nhất là đóng nắp lại nhé.
5. Dùng đồ nhựa với lò vi sóng
Thực ra thì dùng đồ nhựa khi hâm thức ăn trong lò vi sóng cũng được, nhưng còn phụ thuộc vào việc đó là loại nhựa gì. Nếu là nhựa không được dùng, bạn có thể khiến chiếc hộp ấy chảy ra, đẩy hóa chất độc hại vào thức ăn.
Hãy để đồ ăn ra đĩa sứ, mà tốt nhất là loại đĩa trắng, không có họa tiết.
5. Mở lon đồ hộp mà không rửa
Đồ tươi sống ai cũng nghĩ là nên rửa. Đúng rồi, nhưng phải rửa thật cẩn thận, bởi nó có thể khiến vi khuẩn nhiễm vào các vật dụng khác.
Đồ hộp và đồ đóng lon thì ngược lại, ai cũng nghĩ mở ra là dùng thoải mái, nhưng không đúng đâu. Trước khi mở, hãy rửa thật sạch bề mặt lon, để tránh vi khuẩn, bụi bặm lọt vào thực phẩm bên trong.
6. Dùng chảo chống dính ở nhiệt độ quá nóng
Chảo chống dính rất tiện cho việc cọ rửa, nhưng chúng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc dùng chảo chống dính ở nhiệt độ trên 260 độ C (như lúc làm steak chẳng hạn) có thể giải phóng các phân tử độc hại, thậm chí là gây ung thư đối với các loại chảo gia công kém.
7. Ăn quá nhanh
Người Nhật Bản có thói quen ăn uống rất từ tốn, và điều này góp phần giúp cho đại đa số người Nhật có hình thể rất khỏe mạnh.
Trên thực tế, khoa học chứng minh rằng việc ăn chậm giúp bạn ăn ít hơn, hạn chế ăn quá nhiều, bởi thường thì não bộ sẽ mất khoảng 20 phút để đánh giá xem dạ dày của bạn đã đầy hay chưa.
8. Xem TV lúc ăn
Xem TV khi ăn sẽ làm mất tập trung, khiến não bộ bị phân tán. Đừng nghĩ là nó vô hại, bởi việc này có thể dẫn đến chuyện bạn ăn quá mức cho phép, dễ trở nên thừa cân, béo phì.
9. Uống cafe ngay sau khi thức dậy
Một tách cafe vào buổi sáng để bổ sung năng lượng và sự tỉnh táo - nghe quả thật là hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu uống ngay sau khi dậy thì quả thực là thảm họa.
Cortisol là hormone stress, cũng là nhân tố chính để giữ cho bạn tỉnh táo hơn. Trong một ngày, có 3 thời điểm cortisol được sản sinh mạnh nhất, và một trong số đó là ngay sau khi thức dậy. Nếu uống cafe vào thời điểm này, cơ thể bạn sẽ bị "nhờn caffeine", sản sinh ít cortisol hơn và trở nên phụ thuộc và cafe rất nhiều đấy.
10. "Gặm" hamburger theo chiều dọc
Bạn thường ăn hamburger như thế nào? Đơn giản là cầm nó lên, gặm dần theo chiều dọc giống như bánh mì bình thường phải không?
Sai rồi! Cách ăn đúng nhất là hãy ăn theo kiểu vòng tròn: cắn một miếng, rồi xoay miếng bánh theo một hình tròn sẽ là cách ăn đẹp nhất.
11. Luôn xả giấy vệ sinh xuống bồn cầu - đặc biệt là lúc ra nước ngoài
Hành động này sai hay đúng thì còn phụ thuộc vào việc bạn làm thế ở quốc gia nào. Chẳng hạn như tại Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria..., hoặc một số quốc gia ở khu vực châu Á, giấy vệ sinh cần được vứt vào thùng rác bên cạnh.
Lý do là bởi hệ thống thoát nước ở nhiều nơi chưa được nâng cấp, không thể tải được quá nhiều giấy vệ sinh trong đó, kể cả là loại dễ phân hủy. Nếu không muốn tự nhiên thứ bạn thải ra không thoát đi, mà dềnh lên ngập cả bồn cầu thì chớ dại mà làm như vậy nhé.
Tham khảo: BS, VT.co
Trí thức trẻ