MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

110 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra sau chiếc khẩu trang: Chấm dứt đại dịch khiến hàng vạn người ho ra máu mà chết

25-05-2021 - 14:32 PM | Sống

110 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra sau chiếc khẩu trang: Chấm dứt đại dịch khiến hàng vạn người ho ra máu mà chết

Hơn 100 năm trước, vị bác sĩ huyền thoại này đã sử dụng chiếc khẩu trang để giúp Trung Quốc ngăn chặn bệnh dịch chỉ trong hơn 1 tháng.

110 năm trước, trận đại dịch hạch khiến người bệnh ho ra máu và chết

Vào cuối năm 1910, một trận dịch hạch chết người xuất hiện ở Đông Bắc Trung Quốc, bệnh dịch lan đến thành phố lớn Cáp Nhĩ Tân. Hàng vạn người ho ra máu, da tím tái. Cuối cùng tất cả đều chết.

Dịch bệnh đã gây ra hỗn loạn cho chính phủ nhà Thanh, họ không biết bệnh gì đã gây ra cái chết của những người này, chứ chưa nói đến cách kiểm soát nó.

Vì vậy, họ đã mời bác sĩ Ngũ Liên Đức, một trong những bác sĩ được đào tạo bài bản nhất ở châu Á vào thời điểm đó.

110 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra sau chiếc khẩu trang: Chấm dứt đại dịch khiến hàng vạn người ho ra máu mà chết - Ảnh 1.

Bác sĩ Ngũ Liên Đức

Sau khi khám nghiệm tử thi, BS Ngũ phát hiện ra vi khuẩn có tên là Yersinia pestis, giống vi khuẩn gây ra Cái chết đen ở phương Tây trước đó.

Ông cho rằng bệnh dịch hạch ở Mãn Châu là bệnh đường hô hấp và kêu gọi mọi người đeo khẩu trang, đặc biệt là nhân viên y tế và nhân viên thực thi pháp luật.

Chính quyền Trung Quốc đã nghe theo lời kêu gọi của ông, và ngoài việc đeo khẩu trang, họ còn phong tỏa nghiêm ngặt dưới sự giám sát của cảnh sát tuần tra.

Bốn tháng sau khi BS Ngũ đưa ra lời kêu gọi này, bệnh dịch đã kết thúc.

Trung Quốc đã áp dụng giải pháp này để chống lại Covid-19 thành công

Mặc dù thường không được đánh giá cao ở các nước phương Tây, nhưng BS Ngũ được công nhận là người tiên phong trong lĩnh vực y tế công cộng trong lịch sử thế giới, nổi tiếng lan ra bên ngoài Trung Quốc.

Người Trung Quốc trong thời đại đó đã tuân theo những chiến lược này, nhưng trong đại dịch COVID-19, các chuyên gia y tế công cộng ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác gặp khó khăn trong việc kêu gọi mọi người làm theo lời khuyên của họ.

Ngay cả Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức trong những ngày đầu, nhưng những ký ức mang tính hệ thống của đất nước này về các đợt bùng phát virus trong quá khứ đã giúp xoay chuyển tình hình.

Khi nhiều người Mỹ từ bỏ việc đeo khẩu trang, thúc đẩy bình thường hóa ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm vẫn cao và ngại tiêm chủng, một số chuyên gia y tế công cộng đã bắt đầu chú ý đến thành công của BS Ngũ trong lịch sử, không chỉ để đối phó với Covid-19 mà còn có thể ứng phó với tương lai, dùng kinh nghiệm từ hơn 100 năm trước để chống dịch.

Nhưng một số học giả nghiên cứu về Ngũ Liên Kiệt cho rằng, mọi người đã rút ra bài học sai lầm từ di sản của ông: một người không thể cứu một đất nước.

Alexandre White, nhà xã hội học và sử học y tế tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore cho biết: "Không phải lúc nào chúng ta cũng chờ đợi những nhân vật lịch sử xuất hiện. Thay vào đó, ông và các chuyên gia khác cho rằng các quốc gia như Hoa Kỳ cần phải xem xét hệ thống y tế công cộng không công bằng và đáng lo ngại của họ để đối phó tốt hơn với các mối đe dọa sức khỏe.

110 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra sau chiếc khẩu trang: Chấm dứt đại dịch khiến hàng vạn người ho ra máu mà chết - Ảnh 2.

Đội khử trùng ở Cáp Nhĩ Tân trong trận dịch hạch Mãn Châu 1910-1911. ĐẠI HỌC HARVARD, THƯ VIỆN Y KHOA COUNTWAY

110 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra sau chiếc khẩu trang: Chấm dứt đại dịch khiến hàng vạn người ho ra máu mà chết - Ảnh 3.

Trạm kiểm dịch đường sắt Nanman năm 1911. ĐẠI HỌC HARVARD, THƯ VIỆN Y KHOA COUNTWAY

Người đàn ông đằng sau chiếc khẩu trang, sinh ra đúng thời

BS Vũ Liên Đức sinh ngày 10 tháng 3 năm 1879 tại đảo Penang bên ngoài bán đảo Malaysia, là hậu duệ của những người Trung Quốc nhập cư (Hoa kiều), tên ban đầu được viết là Ngoh Lean Tuck, sau đổi thành Wu Lien-Teh, và đôi khi là Wu Lian De theo phiên âm tiếng Trung hiện đại.

Năm 17 tuổi, Ngũ Liên Đức nhận được học bổng du học tại trường Cao đẳng Emmanuel ở Anh và ở lại Bệnh viện St Mary ở London để học y khoa. Là một phần trong quá trình đào tạo của mình, ông đã nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới Liverpool và Viện Pasteur ở Paris.

Khi trở lại Malaysia vào năm 1903, ông là một trong những người Trung Quốc đầu tiên tốt nghiệp từ phương Tây và trở thành bác sĩ Tây y về bệnh truyền nhiễm.

Tháng 5 năm 1908, BS Ngũ và vợ sang Trung Quốc và được bổ nhiệm làm phó giám thị của Trường Cao đẳng Quân y Hoàng gia gần Bắc Kinh, vì vậy, khi người dân ở Mãn Châu chết vì một căn bệnh không rõ, ông đã có thể điều tra về đại dịch này.

Ngũ Liên Đức bước vào một nơi mà nguồn cung cấp các chuyên gia như ông đang thiếu hụt. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đang trong tình trạng hỗn loạn chính trị: Nga và Nhật Bản đang tranh giành quyền kiểm soát Mãn Châu, và cả hai bên đều coi bệnh dịch là cơ hội để tiến tới mục tiêu của họ.

Vào thời điểm đó, các nước phương Tây nói chung cho rằng Trung Quốc là "kẻ bệnh hoạn của Đông Á", một đất nước mắc bệnh tật, nghiện thuốc phiện và chính phủ bất tài.

Các nhà sử học nghiên cứu về Trung Quốc nói rằng chính phủ chấp nhận và công nhận cái "mác" này. Nhưng khi Ngũ Liên Đức nhậm chức, ảnh hưởng xã hội và chính trị của ông đã trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi.

110 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra sau chiếc khẩu trang: Chấm dứt đại dịch khiến hàng vạn người ho ra máu mà chết - Ảnh 4.

Ngũ Liên Đức làm việc tại trụ sở chính được thành lập ở Cáp Nhĩ Tân vào năm 1911. ĐẠI HỌC HARVARD, THƯ VIỆN Y KHOA COUNTWAY

Ngũ Liên Đức thường được ca ngợi là "người đàn ông đằng sau chiếc khẩu trang", người đã phát minh ra phương pháp sử dụng khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh đường hô hấp.

Marta Hanson, một nhà sử học y khoa cũng làm việc tại Đại học Johns Hopkins, nói rằng phần lớn thông tin này là những gì ông viết trong cuốn tự truyện của mình.

Trước khi Ngũ Liên Đức đến Cáp Nhĩ Tân, một số người Trung Quốc đã đeo khẩu trang phòng độc kiểu Nhật.

Muốn được sử dụng rộng rãi, cần có khẩu trang giá hợp lý và dễ kiếm

Thực tế là Ngũ Liên Đức đã giới thiệu và khuyến khích một khái niệm được sinh ra ở phương Tây cho công chúng Trung Quốc. Khẩu trang do ông thiết kế dựa trên khẩu trang phòng độc thời Victoria: bông và gạc được sử dụng làm lớp đắp, và khẩu trang được cố định trên đầu bằng một sợi dây. Loại khẩu trang này rẻ và dễ sản xuất.

Ngoài khẩu trang, các quan chức cũng đã thực hiện cảnh giác vệ sinh nghiêm ngặt, một phương pháp có từ ít nhất là từ thế kỷ 19, khi các quan chức Pháp cố gắng kiểm soát sự lây lan của bệnh sốt vàng da.

Việc đi lại cũng bị hạn chế, các quan chức chính phủ được lệnh bắn bất cứ ai cố gắng trốn thoát, và cảnh sát đi từng nhà để tìm kiếm những người đã chết vì bệnh dịch.

Tương tự như một số hoạt động này, Trung Quốc đã hạn chế nghiêm ngặt giao thông ở các khu vực xung quanh Vũ Hán trong cuộc chiến chống lại Covid-19 vào năm ngoái và người dân cần được các cơ quan liên quan cho phép mới có thể rời khỏi nhà của họ.

Mùa xuân sau khi bệnh dịch được kiểm soát ở Trung Quốc, Ngũ Liên Đức đã tổ chức Hội nghị Quốc tế về Bệnh dịch.

Khẩu trang phòng độc và khẩu trang bảo vệ là tâm điểm thảo luận lúc bấy giờ và nhiều học giả phương Tây tin rằng chúng có thể ngăn chặn bệnh dịch một cách hiệu quả.

Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, khẩu trang đã trở thành một điểm nóng chính trị ở Hoa Kỳ và các nước khác, nhưng khái niệm sử dụng khẩu trang vẫn tồn tại ở Trung Quốc.

Sau khi Quốc dân đảng lên nắm quyền vào năm 1928, khẩu trang băng gạc đã trở thành một công cụ quan trọng trong chương trình nghị sự chính trị của Quốc dân đảng.

Các quan chức y tế công cộng khuyến cáo tất cả người dân đeo khẩu trang băng gạc ở những nơi công cộng trong thời gian bùng phát dịch tả hoặc viêm màng não.

110 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra sau chiếc khẩu trang: Chấm dứt đại dịch khiến hàng vạn người ho ra máu mà chết - Ảnh 5.

Một nhân viên y tế ở Cáp Nhĩ Tân đo nhiệt độ cho một bệnh nhân nghi mắc bệnh dịch hạch. ĐẠI HỌC HARVARD, THƯ VIỆN Y KHOA COUNTWAY

Người Trung Quốc phòng dịch thành công nhờ bài học lịch sử

Nhà sử học Marta Hanson cho biết vào thời điểm đó, khẩu trang đã trở thành một biểu tượng của hiện đại hóa y tế, góp phần vào việc chấp nhận đeo khẩu trang ở Trung Quốc ngày nay.

Vào đầu thế kỷ 21, đại dịch SARS một lần nữa nhắc nhở người dân Trung Quốc và các nước Đông Á khác về sự cần thiết của việc đeo khẩu trang và các biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng khác.

Năm 1930, Ngũ Liên Đức được bổ nhiệm làm người đứng đầu Tổ chức Y tế Quốc gia mới. Nhưng sau khi quân Nhật xâm chiếm đông bắc Trung Quốc vào năm 1937 và dinh thự của ông ở Thượng Hải đã bị phá hủy, Ngũ Liên Đức đã tìm nơi ẩn náu tại quê nhà Malaysia.

Ông đã làm việc như một bác sĩ gia đình ở đó cho đến khi kết thúc sự nghiệp của mình và qua đời vào năm 1960 ở tuổi 80.

Về lý do tại sao Ngũ Liên Đức có thể thuyết phục chính quyền Trung Quốc kiểm soát bệnh dịch, các nhà sử học y tế và các chuyên gia y tế công cộng có một số phân tích giải thích.

Các nhà sử học y học nói rằng một yếu tố làm nên lợi thế của Ngũ Liên Đức là ông đã làm ra những chiếc khẩu trang có giá cả hợp lý và dễ kiếm.

Trong đại dịch virus Covid-19 ở Hồng Kông, người ta đã sử dụng các phương pháp tương tự, cung cấp cho mỗi người dân một chiếc khẩu trang có thể tái sử dụng miễn phí và thiết lập các máy bán hàng tự động để phân phát khẩu trang ở những nơi công cộng.

Chuyên gia White của Đại học Johns Hopkins nói rằng các quốc gia cung cấp hỗ trợ quan trọng trong thời kỳ đại dịch để giúp công dân tuân thủ các quy định y tế công cộng hoạt động tốt hơn so với các quốc gia để lại các biện pháp tương tự cho chính công dân của họ tự làm.

Tổ chức Y tế Colorado (Colorado Health Foundation), Giám đốc cấp cao về vận động chính sách Kyle Legleiter cho biết, các biện pháp y tế công cộng có giá cả phải chăng và sẵn có thì càng có nhiều người có thể thực thi và áp dụng.

Chuyên gia Hoàng Nghiêm Trung, nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói rằng một yếu tố khác trong thành công của Ngũ Liên Đức ở Trung Quốc có thể là ông được coi là một nhân vật có uy quyền và được người dân và quan chức tôn trọng.

Hoàng Nghiêm Trung nói rằng, theo một nghĩa nào đó, cố vấn y tế chính của Tổng thống Biden về vấn đề Covid-19, Tiến sĩ Anthony Fauci ở Mỹ và Ngũ Liên Đức ở Trung Quốc có vai trò tương tự.

Ông là một nhân vật nổi bật trong lĩnh vực y tế công cộng từ những năm 1980. Tuy nhiên, bởi vì người Mỹ phân cực hơn về bản sắc chính trị và niềm tin của họ, những gì ông nói không phải lúc nào cũng được chấp nhận.

110 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra sau chiếc khẩu trang: Chấm dứt đại dịch khiến hàng vạn người ho ra máu mà chết - Ảnh 6.

Ngũ Liên Đức nhận báo cáo tại trụ sở chính ở Cáp Nhĩ Tân. ĐẠI HỌC HARVARD, THƯ VIỆN Y KHOA COUNTWAY

110 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra sau chiếc khẩu trang: Chấm dứt đại dịch khiến hàng vạn người ho ra máu mà chết - Ảnh 7.

Năm 1911, tại Trường Xuân, Trung Quốc, các nhân viên y tế chuẩn bị chôn cất thi thể của một nạn nhân bệnh dịch. ĐẠI HỌC HARVARD, THƯ VIỆN Y KHOA COUNTWAY

Chuyên gia Kyle Legleiter cũng nói rằng chỉ khi công chúng công nhận hoặc tin tưởng vào nhân vật có thẩm quyền thì thông tin y tế công cộng mới có thể thấm vào mọi người.

Chuyên gia Kyle Legleiter nói: "Một người thay mặt cho một tổ chức hoặc hệ thống rộng lớn hơn sẽ trở thành chỗ dựa của họ".

Ví dụ, những người có xu hướng bảo thủ có thể xếp Fauci và các nhà khoa học khác là "ưu tú". Do đó, họ có nhiều khả năng gạt bỏ các chính sách y tế công cộng do các nhân vật có thẩm quyền đó ủng hộ và làm theo ý kiến ​​của những người mà họ đồng tình nhất.

Những người khác nói rằng sức khỏe cộng đồng về cơ bản liên quan đến tính hợp pháp của quốc gia thúc đẩy sức khỏe cộng đồng.

Nhà sử học Hanson nói rằng vào đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đang gặp khó khăn. Ngũ Liên Đức đã giúp Trung Quốc thoát khỏi thời kỳ hỗn loạn, và việc thực hiện các biện pháp y tế công cộng khiến đất nước này trở nên chính danh hơn.

Tương tự, đại dịch hiện tại đã bộc lộ những điểm yếu trong hệ thống y tế công cộng của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các nước phương Tây khác, vì vậy một số chuyên gia tin rằng đây có thể là chất xúc tác cho sự thay đổi.

Chuyên gia White nói: "Kể từ giữa thế kỷ 19, người phương Tây thường coi khả năng kiểm soát các bệnh truyền nhiễm là một dấu hiệu cho thấy nền văn minh vượt trội của họ ở nhiều nơi khác trên thế giới".

Vào thời điểm đó, Trung Quốc được coi là bệnh nhân của thế giới, nhưng bây giờ, một số nhà bình luận ở Trung Quốc đã cố gắng gắn nhãn này cho Hoa Kỳ.

Ruth Rogaski, một nhà sử học y khoa tại Đại học Vanderbilt, chuyên nghiên cứu về thời nhà Thanh và Trung Quốc hiện đại cho rằng, cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 cũng tạo cơ hội để suy ngẫm, điều này có thể rất thú vị.

Rogaski nói: "Đại dịch có thể được coi là bước ngoặt. Đây là cơ hội để suy nghĩ lại, chuyển đổi và thậm chí cải cách các phương pháp vệ sinh".

*Theo New York Times

Theo Vân Hồng

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên