12 lĩnh vực nhà nước quyết giữ 100% vốn
Ngoài ra, còn có 5 lĩnh vực mà Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên, trong đó có ngân hàng và quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay.
- 24-10-2016Thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm, Nhà nước thu về 11.183 tỷ đồng
- 18-10-2016Carlsberg có thể ngăn cản quá trình thoái vốn Nhà nước tại Habeco?
- 11-10-2016Đòi thoái vốn khỏi Thủy sản An Giang với giá gấp 3 lần thị giá, SCIC lại thất bại
- 11-10-2016Lập Ban chỉ đạo thoái vốn nhà nước tại Sabeco, Habeco
Thông tin trên được ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương (Văn phòng Chính phủ) công bố tại hội nghị thoái vốn nhà nước vừa được tổ chức tại TP.HCM chiều ngày 25/10.
Theo tổng kết của Bộ tài chính, hầu hết các DN sau cổ phần hóa đều ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, nộp ngân sách và thu nhập người lao động được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn nắm giữ 100% vốn điều lệ ở 12 lĩnh vực gồm:
- Đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
- Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn liền với an ninh quốc phòng.
- Quản lý hệ thống kết cầu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do NN đầu tư, điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do NN quản lý.
- Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn.
- Bảo đảm hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng).
- Bưu chính công ích.
- Kinh doanh xổ số.
- Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm).
- In, đúc tiền; sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng.
- Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển.
- Tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Với tiêu chí này, sẽ có 190 DN mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có 63 công ty xổ số, 13 nhà xuất bản, 87 công ty khai thác thủy lợi.
Ngoài ra, còn có 5 lĩnh vực mà Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên gồm: quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không; khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành; tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; tài chính, ngân hàng (không bao gồm bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính).
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giai đoạn 2011-2015 đã thoái vốn được 15.000 tỷ đồng trên tổing số 26.000 tỷ đồng cần thoái vốn. Như vậy, từ nay đến năm 2020, phải thực hiện thoái vốn khoảng 11.000 tỷ đồng cỏn lại.
Ông Nguyễn Trọng Dũng đánh giá, tốc độ cổ phần hóa DNNN được đẩy nhanh là nhờ những cơ chế, chính sách có tính chất đột phá được ban hành trong thời gian gần đây như: thoái vốn nhà nước dưới mệnh giá; chuyển nhượng giá theo hình thức thỏa thuận; thoái vốn của DNNN tại các công ty tài chính, ngân hàng thương mại; thoái vốn theo lô; cơ chế thoái vốn đặc thù cho SCIC.
Theo thống kê, từ năm 2011 đến hết năm 2015, cả nước sắp xếp được 591 DNNN (đạt 96% kế hoạch). Trong đó, cổ phần hóa được 499 DN (đạt 96,3% kế hoạch); sáp nhập và hợp nhất 48 DN, giải thể 17 DN, phá sản 8 DN, chuyển thành công ty TNHH nhiều thành viên cho 8 DN. Tổng số DNNN được sắp xếp từ trước đến nay là 5.950 DN, trong đó cổ phần hóa được 4.460 DN.
Qua sắp xếp, tính đến thời điểm cuối năm 2015, cả nước còn 778 DNNN. Tính từ đầu năm 2016 đến nay có thêm 60 DNNN được sắp xếp, trong đó có 48 DNNN và 3 đơn vị sự nghiệp được cổ phần hóa. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, cả nước còn 718 DNNN.