MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

14 năm bôn ba ở thành phố, kiếm hơn 50 triệu đồng/tháng nhưng khi mẹ mắc bệnh, tôi không trả nổi 30 triệu viện phí

09-10-2023 - 12:45 PM | Sống

Đó là một lời thú nhận cay đắng của một 8x sau hơn chục năm bán mạng làm việc ở phố thị. Có thể, không phải anh không làm việc chăm chỉ mà bởi cuộc sống của một người lớn thực sự rất áp lực.

Cách đây một thời gian, một đồng nghiệp 9X bị tái phát bệnh sỏi thận, sau khi nhập viện, anh ấy thậm chí không lấy ra được 3.000 nhân dân tệ (khoảng 10 triệu đồng) đóng viện phí, lúc đó tôi nghĩ thật khó tin. Thời đại này, chỉ cần chăm chỉ làm việc thì không cần lo cơm ăn áo mặc, chưa kể, mức lương hiện tại cũng đã được nâng lên rất nhiều, sao có thể ngay cả 10 triệu đồng cũng không có được?

Nói về vấn đề này, một người bạn của tôi lại nói: Đừng không tin, có người thậm chí không có cả 500 ngàn, dù có thì cũng chỉ là vay mượn mà thôi. Biết bao người trẻ nợ nần chồng chất, sống cuộc sống vay mượn cho qua ngày.

Sau này, sau khi phỏng vấn hơn một trăm 9X, tôi nhận thấy rằng "không có tiền" là chuyện vô cùng bình thường, điều này không có nghĩa là những người trẻ này không làm việc chăm chỉ, cũng không có nghĩa là họ lười biếng, mà là rằng họ làm việc rất vất vả để sống, nhưng cuối mỗi tháng, họ vẫn chẳng thể để ra được đồng nào.

Một người bạn 28 tuổi, anh ấy nói với tôi như này: "Tôi kiếm được hơn 6.000 nhân dân tệ (khoảng 20 triệu đồng) một tháng, nhưng tôi chưa dám kết hôn vì sợ mình không thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hôn nhân. Hiện tại tôi đang trả thế chấp nhà, mỗi tháng phải trả 3.400 tệ (khoảng hơn 11 triệu đồng), nghĩa là một nửa số tiền lương của tôi phải dùng để trả tiền mua nhà, dù đã gần một năm kể từ khi căn nhà được giao, nó vẫn còn rất thô sơ vì chưa đủ tiền để trang trí, chỉ có khoảng 2000 tệ (6,6 triệu đồng) sinh hoạt phí, thỉnh thoảng đi xem phim hoặc ăn tối với bạn gái, cô ấy thậm chí còn trả tiền cho tôi.

May mắn là tôi không sử dụng bất kỳ thẻ tín dụng nào, ngoài khoản thế chấp ra thì không có áp lực nào khác".

Lời tự sự của một 8X: bôn ba ở thành phố 14 năm, thu nhập hàng tháng hơn 50 triệu, khi mẹ bị bệnh, thậm chí không đủ khả năng chi trả 30 triệu - Ảnh 1.

Á Triệu, một người khác, cho biết: "Tôi làm việc ở Bắc Kinh được 14 năm, mẹ tôi ốm nằm viện cần 9.000 nhân dân tệ (khoảng 30 triệu đồng), nhưng tôi chỉ có hơn 5.000 nhân dân tệ (16,6 triệu đồng), lúc đó tôi bất lực đành phải đi vay tiền nhưng lại bị mọi người chê cười, thậm chí còn hỏi tôi: Làm việc ở Bắc Kinh mà có 9.000 tệ thôi cũng không kiếm được? Có vẻ như Bắc Kinh không tốt đến vậy, tôi vẫn có thể tiết kiệm được 30.000 đến 40.000 nhân dân tệ (khoảng 100 triệu – 133 triệu đồng) mỗi năm từ việc làm nông."

Dưới đây là câu chuyện của Á Triệu:

Tôi 36 tuổi, tốt nghiệp Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam, hiện có công việc lương hàng tháng là 18.000 tệ (khoảng 60 triệu đồng).

Gia đình tôi vốn không giàu có, bố tôi luôn khuyến khích tôi chăm chỉ học hành, chỉ có tri thức mới có thể thay đổi vận mệnh và giúp tôi có thể sống ở thành phố lớn. Vì là con một nên bố mẹ dành hết tình yêu thương cho tôi. Cứ như vậy, tôi luôn học tập rất nghiêm túc, ngay cả trong kỳ nghỉ đông và nghỉ hè, tôi cũng sẽ dành thời gian ra để học, cuối cùng tôi đỗ vào Đại học Tài chính Kinh tế Tây Nam.

Ngay cả sau khi vào đại học, tôi vẫn không dám lơ là vì ở đây có rất nhiều sinh viên tài năng.

Tốt nghiệp đại học, lẽ ra tôi dự định tiếp tục học cao học, nhưng không ngờ bố tôi, trụ cột gia đình, bị gãy xương khi đang làm đồng, biết tin, tôi quyết định về chăm sóc ông. Hai tháng sau, bố bảo tôi ra ngoài tìm việc làm, ông hiện đã có thể đi bộ mà không cần tôi ở nhà. Đúng vậy, gánh nặng trên vai tôi không hề dễ dàng, tôi phải nuôi hai người lớn và còn cả gia đình nhỏ sau này, mọi áp lực đều tập trung vào một mình tôi, đã có những lúc tôi cảm thấy rất bối rối về tương lai.

Cầm theo 2.900 tệ (khoảng gần 10 triệu đồng), tôi đến Bắc Kinh. Có được một chỗ đứng ở Bắc Kinh không phải là điều dễ dàng, giá cả tiêu dùng ở đây cũng rất cao, đây không phải là điều mà tôi, một sinh viên mới ra trường, có thể thích nghi trong thời gian ngắn.

May mắn thay, tôi may mắn tìm được việc làm vào ngày thứ ba ở Bắc Kinh và cũng tự lo được chỗ ở.

Tôi không còn cách nào khác ngoài làm việc chăm chỉ, công ty chỉ có 40-50 người, lại là một công ty nhỏ, chưa kể còn thường xuyên bị nợ lương. Nhưng tôi chỉ biết sống chung với nó, đôi khi phải vay mượn tiền để trang trải cuộc sống. Tôi có phát triển một mối quan hệ rất tốt với một cô gái, đương nhiên lúc đó tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc yêu đương, tôi tự ti, sợ mình không thể mang lại hạnh phúc cho cô ấy.

Sự tự tin của con người thường được xây dựng trên cơ sở được tôn trọng, cô ấy tên là Diễm, cô gái mà tôi luôn yêu mến và là cô gái đã giúp đỡ tôi sau khi tôi tốt nghiệp.

Diễm sinh ra trong một gia đình bình thường, cô ấy lớn lên trong một gia đình đơn thân, nhưng ba cô ấy rất yêu thương con gái, chưa bao giờ để cô ấy phải vất vả hay chịu thiệt thòi.

Cuộc sống ở Bắc Kinh khó khăn hơn tôi tưởng tượng rất nhiều, sau khi chính thức xác định quan hệ, Diễm đến Bắc Kinh cùng tôi, chúng tôi thuê một căn nhà nhỏ với giá 1000 tệ (khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Khi đó chúng tôi vừa tốt nghiệp, chưa biết cách tiết kiệm, khi nói đến chuyện kết hôn, chúng tôi nhận ra rằng mình cần phải làm tiết kiệm tiền và mua nhà.

Vì vậy, tôi kết hôn khá muộn, khi tôi 30 tuổi, năm đó tôi mua một căn nhà ở Tây An (vì không thể mua được nhà ở Bắc Kinh), nhưng chúng tôi làm việc ở Bắc Kinh nên không thể sống cùng lúc ở cả hai nơi, chúng tôi vẫn cần trả hết nợ thế chấp. Tôi đành thuê nhà ở Bắc Kinh để đi làm, vốn rất muốn về Tây An làm việc, nhưng mức lương ở đó quá thấp.

Sau khi sinh con, vợ không đi làm 6,7 tháng, giai đoạn đó, áp lực lên tôi là rất lớn, tôi thường nghĩ: Tại sao chúng ta lại phải sống mệt mỏi tới như vậy?

Nghĩ là chuyện của nghĩ, sáng hôm sau tôi vẫn phải dậy sớm bắt tàu điện ngầm đi làm, suốt một thời gian dài, cuộc sống của gia đình chúng tôi rất khó khăn. Dù được bố mẹ giúp đỡ chăm sóc con cái nhưng khi đến tuổi đi học, tôi cảm thấy vẫn còn khoảng cách thế hệ khi người già chăm sóc con cái nên tôi nghĩ tới chuyện cho con đi học một trường mẫu giáo ở Bắc Kinh.

Là cha mẹ, chắc chắn bạn không muốn con mình thua ngay từ vạch xuất phát, tiền đi học mỗi tháng của con tốn kém 3.000 tệ (khoảng 10 triệu đồng), bởi thế hai vợ chồng không tiết kiệm được bao nhiêu. 

Lời tự sự của một 8X: bôn ba ở thành phố 14 năm, thu nhập hàng tháng hơn 50 triệu, khi mẹ bị bệnh, thậm chí không đủ khả năng chi trả 30 triệu - Ảnh 3.

Cha mẹ càng lớn tuổi thì việc ốm đau là điều khó tránh khỏi, tháng 5 năm nay mẹ tôi lâm bệnh, tôi một mình về quê chăm sóc mẹ, lúc đó tôi vừa đóng xong học phí cho con, vừa đóng khoản thế chấp và khoản vay mua ô tô, vì vậy, khi được bảo phải trả 30 triệu đồng chi phí bệnh viện, tôi đã không biết phải làm sao nên đành phải đi vay tiền và hứa sẽ trả lại khi có lương vào tháng tới.

Vậy mà lại bị nói rằng làm việc ở thủ đô mà có 30 triệu cũng phải đi vay, còn nói rằng hay là về quê làm việc, ở nhà làm nông thôi cũng tiết kiệm được hàng trăm triệu một năm.

Dù điều đó làm tổn thương lòng tự trọng của tôi nhưng chỉ cần vay được tiền, tôi chấp nhận.

Bạn thấy đấy, xung quanh chúng ta có rất nhiều người không đủ khả năng chi trả dù chỉ là số tiền mà bạn cho là rất nhỏ, có những người thậm chí còn nợ nần chồng chất nên không có gì đáng ngạc nhiên, không phải chúng ta không làm việc chăm chỉ mà chỉ là cuộc sống của một người lớn thực sự rất áp lực.


Theo Diệu Đan

Phụ nữ số

Từ Khóa:
Trở lên trên