MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

SỨC LỰC và TRÍ LỰC thôi vẫn chưa đủ, người giàu kiếm tiền bằng TÂM LỰC: Đó là gì?

04-10-2023 - 13:35 PM | Lifestyle

Người chỉ biết làm việc chăm chỉ chỉ có thể ở dưới đáy, người biết tư duy có thể trở thành tầng lớp khá giả và người làm việc bằng “tâm lực” có thể đạt đến đỉnh cao.

Có sự khác biệt trên thế giới này: Có người sống trong nhà cao tầng, có người sống trong khu ổ chuột, có người thành công, lại có người cả đời bình bình, làng nhàng. Có người dễ dàng kiếm được nhiều của cải, trong khi có người làm việc chăm chỉ cả nửa cuộc đời nhưng luôn chật vật ở dưới đáy.

Nguyên nhân liên quan nhiều đến khả năng tư duy của con người và cách họ kiếm tiền.

Sở dĩ người nghèo vẫn nghèo là vì họ chỉ biết làm việc chăm chỉ mà không biết những quy luật thực sự về cách vận hành của xã hội này.

Sở dĩ tầng lớp khá giả có thể sống tốt là vì ngoài việc chăm chỉ, họ suy nghĩ nhiều hơn người nghèo.

Sở dĩ người giàu có thể đứng trên đỉnh cao của xã hội là ngoài tư duy, họ còn có khối óc linh hoạt hơn người thường.

Điều thực tế nhất của xã hội này là: Người chỉ biết làm việc chăm chỉ chỉ có thể ở dưới đáy, người biết tư duy có thể trở thành tầng lớp khá giả và người làm việc bằng "tâm lực" có thể đạt đến đỉnh cao.

01

Người nghèo kiếm tiền bằng "thể lực"

Có một câu chuyện ngụ ngôn như vậy.

Có một người đàn ông nghèo khổ khóc lóc thảm thiết trước Đức Phật và phàn nàn về sự bất công của cuộc sống. Anh nói: Tại sao có người ngày ngày sống nhàn nhã, hưởng thụ, trong khi bản thân lại ngày ngày sống trong đau khổ, nghèo đói?

Phật hỏi: Anh thấy thế nào mới là công bằng?

Người nghèo nói: Tôi muốn người khác cũng nghèo như tôi và làm công việc tương tự.

Đức Phật đồng ý với yêu cầu của anh và biến một người giàu thành người nghèo. Đồng thời, Đức Phật ban cho mỗi người một núi than, than đào lên có thể bán được, trong vòng một tháng phải đào hết than lên.

Về phần người giàu, đầu tiên, anh đào một phần núi than, sau đó dùng tiền thuê nhân công tiếp tục đào than, sau đó đầu tư kinh doanh, nhanh chóng trở nên giàu có hơn.

Còn người nghèo, họ dậy trước bình minh để đào than, dưới cái nắng tróc da bong thịt, nhưng mỗi ngày chỉ đào được hai xe than. Anh mang bán hai xe than để đổi lấy gạo và nước. Ngày thứ hai, người đàn ông tội nghiệp vẫn dậy sớm đào than, mệt đến đổ mồ hôi đầm đìa. Một tháng đã trôi qua, người nghèo mới đào được một góc núi than, số tiền kiếm được hàng ngày vẫn chỉ đủ no bụng.

Đọc xong câu chuyện này, hãy tự hỏi mình: Bạn là người nghèo hay người giàu trong câu chuyện?

Trong cuốn "Talmud", cuốn sách được người Do Thái coi như một kim chỉ nam có nói rằng: "Chỉ biết chăm chỉ làm việc không ngừng nghỉ thôi là chưa đủ." Trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng, những người ở dưới đáy xã phải làm việc chăm chỉ để tồn tại. Nhưng những người chỉ biết làm việc chăm chỉ về cơ bản không thể kiếm được nhiều tiền.

Trong một bộ phim có tên "Thiên đạo", dân làng của một ngôi làng nọ rõ ràng rất chăm chỉ và cũng luôn sẵn sàng làm việc chăm chỉ, nhưng cả làng vẫn mãi không thể thoát khỏi số phận nghèo đói, dù đã trải qua nhiều thế hệ. Một số nông dân thậm chí không đủ khả năng chi trả hóa đơn tiền điện. 

Nhân vật chính sau khi tới đây đã lập tức nhìn ra được nguyên nhân. Anh nhận thấy rằng mặc dù dân làng rất chăm chỉ nhưng họ chỉ biết làm và làm. Năm được mùa thì kiếm đủ sống, nhưng khi mùa màng thất bát thì mọi người chỉ có thể chết đói.

Một số người không thể chịu đựng được cuộc sống như vậy, họ lựa chọn lên thành phố làm việc, vận chuyển gạch hay vận chuyển hàng hóa dưới ánh mặt trời. Nhưng dù có làm việc chăm chỉ đến đâu, họ cũng chỉ có thể kiếm tiền đủ sống qua ngày, không bao giờ đạt tới mức giàu có. Dân làng nghèo không phải vì họ thiếu tinh thần chịu đựng gian khổ, chịu khó mà vì quan điểm về sinh tồn của họ còn phiến diện.

Một người dựa vào sức lực của mình để kiếm tiền có thể có được thức ăn và quần áo, nhưng cái đó luôn có giới hạn trên.

Kiếm 5 triệu một tháng có thể dựa vào thể lực.

Kiếm 10 triệu một tháng đòi hỏi nhiều nỗ lực thể chất hơn.

Dựa vào thể lực thì chật vật để kiếm được 15 triệu một tháng.

Kiếm 30 triệu một tháng, chỉ với sức mạnh thể chất, đây là điều rất khó. 

Bởi lẽ mỗi người chỉ có 24 giờ mỗi ngày, thời gian có hạn, sức lực có hạn, thể lực cũng có hạn.

Kiếm tiền bằng mồ hôi một mặt có thể duy trì cuộc sống. Nhưng mặt khác, trong cuộc sống như vậy, bạn sẽ quá bận rộn để có thể làm thêm được bất cứ việc gì khác, và sau cùng sẽ vẫn chỉ rơi vào vòng luẩn quẩn của cái nghèo cái đói.

Thực tế trúng tim đen:

02

Người khá giả kiếm tiền bằng "não lực"

Một nhà văn từng kể một câu chuyện như sau:

Một cấp dưới khi say rượu, anh ta nói với sếp với giọng điệu tự ti: "Về siêng năng, anh không bằng tôi, về thành công, tôi không thể bằng anh! Tại sao lại như vậy?"

Ông chủ nghe xong tỏ vẻ sửng sốt, nói: "Tại sao tôi phải làm việc chăm chỉ hơn cậu thì mới kiếm được tiền? Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tiền của mình kiếm được là nhờ làm việc chăm chỉ.

Tuy không chăm chỉ như anh nhưng tôi hàng ngày dùng đầu để nghĩ ra cách giải quyết, tìm ra phương pháp, kết nối với mọi người...

Thành công đòi hỏi cậu phải siêng năng suy nghĩ hơn là siêng năng 'động chân động tay'."

Đúng vậy, muốn tiến lên tầng lớp khá giả, chúng ta phải thoát khỏi lao động chân tay và hướng tới tư duy.

Một Blogger A từng kể một câu chuyện về chính trải nghiệm của mình. Một lần anh đến thành phố và gặp một tài xế taxi tên Chương. Qua quá trình trò chuyện, anh được biết gia đình anh Chương sở hữu hai căn hộ, cả hai đều được bố anh cật lực tiết kiệm mua khi anh còn trẻ, tuy nhiên, gia đình anh lại không có một xu tiết kiệm nào. Anh Chương mỗi ngày đều chạy taxi, khi công việc thuận lợi, thu nhập hàng tháng không vượt quá 15 triệu, và anh vẫn cần nuôi bố mẹ và bản thân.

Nhưng khi được hỏi liệu mình có nợ ngân hàng khoản tiền nào không, anh Chương ngay lập tức rất tự hào: "Mặc dù không có tiền tiết kiệm, nhưng chúng tôi có hai căn nhà đã trả hết tiền và không nợ bất kỳ khoản nợ nào".

Blogger A nói với anh: Nếu có thể quay lại hơn 10 năm trước, cha của Chương có thể dùng phương pháo thế chấp mua nhà, trả trước 20%, ông có thể mua được hai hoặc ba căn nhà có cùng diện tích.

Cả gia đình có thể sống trong một căn hộ và cho thuê căn hộ còn lại, sau vài năm, sẽ có thể kiếm tiền từ căn hộ đó.

Tiếp theo, có thể mua nhà hoặc đầu tư, tiền sẽ sinh ra tiền, gia đình sẽ ngày càng giàu có hơn. Như vậy, tài sản sẽ không "bị nhốt" như hiện nay, hai căn nhà cũng không thoát khỏi lạm phát.

Bạn có để ý rằng sở dĩ Blogger A có thể tiến vào tầng lớp trung lưu trong khi Chương luôn sống một cuộc sống chật vật, sự khác biệt nằm ở hai chữ: trí lực.

Giáo sư tâm lý học Kahneman cho biết: "Bận rộn lặp đi lặp lại và kéo dài vô tận, chỉ cần có đủ điều kiện thì hầu hết mọi người đều có thể làm được." Cái khó là tư duy, không có tư duy sâu sắc thì siêng năng là vô nghĩa.

Một người bình thường nếu muốn gia nhập tầng lớp khá giả, anh ta phải có khả năng hiểu logic cơ bản về cách mọi thứ vận hành và nhận thức sâu sắc về các xu hướng phát triển xã hội.

Chỉ bằng cách học cách suy nghĩ, chúng ta mới có thể thoát khỏi xiềng xích của suy nghĩ nghèo nàn và sống một cuộc sống bớt phải lo nghĩ hơn.

Thực tế trúng tim đen:

03

Người giàu kiếm tiền bằng "tâm lực"

Nhà văn Robert Kiyosaki từng nói: "Hầu hết mọi người đều muốn giàu có nhưng chỉ có 1% số người có thể trở nên giàu có."

Tại sao? Bởi vì nếu một người khá giả muốn vượt lên và trở thành người giàu có thì ngoài trí tuệ, anh ta còn phải có "tâm lực". Cái gọi là "tâm lực" đề cập đến năng lượng tâm lý của một người, bao gồm niềm tin của một người và khả năng không bao giờ bỏ cuộc. Tâm lực càng mạnh thì khát khao theo đuổi sự giàu có càng mạnh mẽ và khả năng chống chọi với khó khăn, thất bại càng mạnh mẽ.

Trong "Siêu diễn giả", doanh nhân nổi tiếng Trung Quốc, Thôi Vạn Chí đã nói về trải nghiệm của bản thân. Khi Thôi Vạn Chí được sinh ra, dây rốn của anh đã quấn quanh cổ khiến anh không thể thở và mắc chứng nói ngọng. Sau khi tốt nghiệp, anh gặp khó khăn trong việc tìm việc, anh đã gửi hàng trăm hồ sơ nhưng đều bị tuyển dụng từ chối. Nhưng những khúc quanh của số phận không đánh gục được anh mà ngược lại còn truyền cảm hứng cho anh chiến đấu.

Với niềm tin rằng một ngày nào đó sẽ có thể trở thành một người giàu có, anh ấy bắt đầu kinh doanh riêng, thử sức mở một hiệu sách. Mọi việc ban đầu diễn ra tốt đẹp nhưng không lâu sau, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi hiệu sáchSau đó anh mở một siêu thị nhỏ nhưng không ngờ lại bị trộm ghé thăm. Số phận không ngừng giáng vào Thôi Vạn Chi nhiều đòn đau, nhưng anh không hề nản chí, anh lại đứng dậy và tiếp tục chiến đấu.

Năm 2007, Thôi Vạn Chí nhìn thấy cơ hội kinh doanh do Taobao mang lại, anh bắt đầu kinh doanh sườn xám trực tuyến. Anh tràn đầy hào hứng, nhưng thực tế tàn khốc lại khiến anh vấp ngã.

Với sự phổ biến của thương mại điện tử, ngày càng có nhiều cửa hàng vào Taobao, cửa hàng nhỏ của Thôi Vạn Chí bị ảnh hưởng rất lớn, doanh số bán hàng bắt đầu giảm sút, anh thậm chí còn mang khoản nợ hơn 4 triệu nhân dân tệ (khoảng 13 tỷ đồng).

Để trả hết nợ, Thôi Vạn Chí không ngừng đi đến các nhà máy, đi gặp khách hàng hàng ngày, anh gần như tê liệt vì kiệt sức. Nhưng mỗi lần muốn từ bỏ, anh lại tự nhắc nhở mình: Tất cả những thất bại trải qua hôm nay sẽ trở thành của cải quan trọng nhất trong tương lai.

Bằng cách này, với niềm tin mãnh liệt, anh đã trả hết nợ chỉ trong vài năm và trở thành một nhân vật nổi tiếng trong ngành thương mại điện tử. Hiện tại, Thôi Vạn Chí sở hữu khối tài sản ròng hơn 100 triệu tệ và là "vua sườn xám" nổi tiếng khắp đất nước tỷ dân.

Có một câu nói như này:

Hầu hết mọi người đều biến nỗi đau của mình thành những vết sẹo, và rồi, hoa sẽ nở trên những vết sẹo đó.

Những người thực sự giàu có mài giũa sức mạnh tinh thần của họ vượt xa người thường qua những thất bại. Vì cuộc sống trong mơ của mình, họ sẽ chiến đấu hết mình để tạo ra nó, bất kể cái giá phải trả có lớn tới đâu. Sức mạnh tinh thần siêu phàm này sẽ hỗ trợ họ vượt qua vô vàn khó khăn, cuối cùng đạt đến đỉnh cao mà người thường khó có thể đạt tới.

Những người thực sự xuất sắc, suy cho cùng, cái họ hơn người, nằm ở "tâm lực". Sống trên đời, chỉ khi chịu đủ gian khổ về cả tinh thần và thể chất, con người ta mới thoát khỏi xiềng xích của nghèo đói và đạt được bước nhảy vọt về tầng lớp.

Theo Như Nguyễn

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên