15 phút sau khi chui khỏi vỏ trứng, sinh vật này có thể giết chết người: Chúng là loài gì?
Bên trong quả trứng là sinh vật cực độc!
- 12-02-2022Cô dâu cởi váy cưới, tẩy trang hủy hôn ngay trong hôn lễ vì một hành động của mẹ chồng, nghe chuyện dân tình đều chua xót thay
- 12-02-2022Cúng Rằm tháng Giêng 2022 vào ngày nào thì tốt? Những lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng
- 12-02-2022Vợ Công Lý lên tiếng khi bị chỉ trích kể chuyện bạn bè từ chối cho chồng vay tiền lúc mắc bệnh
Sean Cade, chủ sở hữu của Công ty bắt rắn người Úc ở bang ở New South Wales, đã trở thành 'cha đỡ đầu' bất đắc dĩ cho 22 "quả trứng rắn" lành lặn sau khi một con rắn cái đẻ chúng trong túi của Sean Cade trong đêm.
Theo chuyên gia về rắn, những quả trứng có khả năng nở vào tháng 3 tới. Ảnh: Australian Snake Catchers
Sean Cade lưu ý đây là sự kiện 'hiếm xảy ra'. Chuyên gia bắt rắn người Úc cho biết, các quả trứng rắn này sẽ nở vào tháng 3 tới. Nhưng ngay khi chúng nở, người này sẽ thả những con rắn con ra ngoài tự nhiên (xa khu vực người ở) ngay lập tức bởi vì chúng là một trong những sinh vật có nọc độc nhất thế giới.
Chúng là rắn nâu phương Đông (Pseudonaja textilis). Rắn nâu phương Đông được coi là loài rắn đất độc thứ 2 ở Úc và có thể dài khoảng 2 mét. Chúng cũng thuộc top những loài rắn độc nhất thế giới.
'SÁT THỦ' ĐÁNG SỢ NHẤT NƯỚC ÚC
Theo dữ liệu của Australian museum, rắn nâu phương Đông phổ biến khắp miền đông Australia, từ miền bắc Queensland đến Nam Australia, với quần thể sống biệt lập ở miền trung và miền tây Northern Territory.
Hoạt động sinh sản của Rắn nâu phương Đông bắt đầu từ giữa đến cuối mùa xuân. Con cái có thể đẻ tới 25 quả trứng (trung bình là 15 quả) trong một ổ đẻ.
Sau khi chui ra ngoài vỏ trứng, con non có thể bắt đầu biểu hiện mối đe dọa đặc trưng của loài sau 15 phút xuất hiện - đó là xuất hiện nọc độc chết người.
Rắn nâu phương Đông được coi là loài rắn đất độc nhất thứ hai ở Úc. Ảnh: Australian Snake Catchers
Ở loài rắn nâu phương Đông này, khi chúng cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ nâng đầu lên, hàm hơi bạnh ra và sẵn sàng tấn công. Tốc độ tấn công dao động 0,25-1,80 mét / giây.
So với các loài có kích thước tương tự khác, nanh của rắn nâu phương Đông khá nhỏ (khoảng 3mm), cũng như lượng nọc độc cũng ở mức trung bình (khoảng 4mg, mặc dù sản lượng nọc kỷ lục là 67mg). Tuy lượng nọc ít nhưng tác dụng của nó rất lớn.
Hình ảnh con rắn nâu phương Đông. Ảnh: Stephen Mahony / Bảo tàng Úc
Nọc độc của rắn nâu phương Đông chứa độc tố thần kinh mạnh mẽ, chứa cả chất gây đông máu, các chất gây độc cho tim và thận. Khi trúng nọc rắn nâu phương Đông, nạn nhân có thể tê liệt tiến triển và chảy máu không kiểm soát được. Đôi khi tử vong đã xảy ra do chảy máu vào não do rối loạn đông máu (rối loạn đông máu tiêu thụ).
Vì vết cắn ban đầu thường không đau và thường khó phát hiện, do đó, bất kỳ ai nghi ngờ bị rắn nâu phương Đông cắn nên nhanh chóng gọi cho cơ sở y tế. Loài này có điểm khác biệt đáng sợ là gây ra nhiều ca tử vong do rắn cắn hơn bất kỳ loài rắn nào khác ở Úc.
Trở lại câu chuyện của Sean Cade. Chuyên gia bắt rắn đã soi những quả trứng rắn dưới ánh đèn và chụp lại các đường vân kỳ lạ và khối tối nhìn qua lớp vỏ trông giống như sinh vật ngoài hành tinh.
Hình dạng như sinh vật ngoài hành tinh khi soi trứng rắn nâu phương Đông trước ánh đèn. Ảnh: Australian Snake Catchers
Chuyên gia về rắn cho biết thêm, một khi rắn nâu trưởng thành đẻ trứng ngoài tự nhiên, chúng sẽ để trứng tự nở và tự kiếm mồi.
Khi con non cắn, nọc độc sẽ tấn công vào hệ tuần hoàn và có thể gây xuất huyết, trụy tim mạch và ngừng tim.
Vì vậy, khi đi trên đường hoặc những nơi nghi ngờ có rắn xuất hiện, mà bạn thấy những quả trứng như thế này thì đừng đụng vào hoặc đừng giữ nó trong túi, bởi, một khi chúng nở ra, chúng có thể tấn công bằng vết cắn có nọc độc chết người.
Nguồn: Dailystar.co.uk, Australian.museum
Pháp luật & Bạn đọc