MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghiên cứu của ĐH Yale: Có một khoảng cách đáng kể giữa trẻ xem TV và những trẻ không xem TV sau 7 tuổi

12-12-2024 - 17:27 PM | Sống

Trẻ xem TV nhiều thường gặp khó khăn trong học tập, giảm khả năng tập trung và sáng tạo.

Trong ký ức của nhiều người, hình ảnh cả gia đình quây quần bên chiếc TV đen trắng vô cùng quen thuộc. TV không chỉ là một thiết bị điện tử mà còn là cầu nối gắn kết mọi thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người lại cho rằng TV có rất nhiều mặt trái. Vì TV và các thiết bị điện tử trở thành những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của con người ngày nay. Nhiều trẻ em bắt đầu nghiện TV, điều này rất bất lợi cho sự phát triển của trẻ.

Một cuộc khảo sát của Đại học Yale, Mỹ cho thấy, tỷ lệ trẻ nhỏ ngày nay sử dụng điện thoại thông minh lên tới 80,4%. Nếu cho trẻ xem TV 60 phút mỗi ngày, nguy cơ trẻ bị rối loạn tập trung sau này sẽ tăng lên khoảng 10%.

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, nên tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử như TV, điện thoại, máy tính, iPad,...

Nghiên cứu của ĐH Yale: Có một khoảng cách đáng kể giữa trẻ xem TV và những trẻ không xem TV sau 7 tuổi- Ảnh 1.

Trẻ em ngày nay sử dụng các thiết bị điện tử từ rất sớm.

Theo khuyến cáo, trẻ em trên 2 tuổi không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá 120 phút mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc sớm và kéo dài với các thiết bị này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý và có biện pháp quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con em mình.

Sự khác biệt giữa trẻ xem TV và không xem TV sau 7 tuổi

Nhiều trẻ em hiện nay rất thích xem TV, bởi vì nó mang đến cho trẻ một "thế giới khác" đầy màu sắc và thú vị. Trên màn hình, trẻ có thể thưởng thức nhiều chương trình thiếu nhi, phim hoạt hình và các nội dung giải trí hấp dẫn mà cuộc sống hàng ngày không thể cung cấp.

Tuy nhiên, quan điểm về việc trẻ em xem TV vẫn còn gây tranh cãi. Một số người cho rằng việc này là hoàn toàn bình thường, vì TV cũng cung cấp tin tức và các chương trình khoa học bổ ích. Ngược lại, nhiều người lại lo ngại rằng việc trẻ em xem TV có thể không tốt cho sự phát triển của trẻ, và họ đưa ra nhiều lý do để ủng hộ quan điểm này.

Vậy, câu hỏi đặt ra là: "Trẻ em có nên xem TV hay không".

Trong một lớp học ở Trung Quốc, có 2 bạn nhỏ là Tiểu Zhao và Tiểu Zhu. Tiểu Zhao từ nhỏ đã rất thích xem TV và luôn dán mắt vào màn hình. Bố mẹ bạn cũng không cho rằng việc này là xấu. Ngược lại, Tiểu Zhu lại không được xem TV, vì bố mẹ bạn tin rằng việc này không tốt cho trẻ em. Hiện tại, cả 2 bạn đều đã hơn 7 tuổi và sự khác biệt trong thói quen này đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Nghiên cứu của ĐH Yale: Có một khoảng cách đáng kể giữa trẻ xem TV và những trẻ không xem TV sau 7 tuổi- Ảnh 2.

- Khác biệt rõ rệt về thị lực

Điều này là dễ thấy nhất, Tiểu Zhao đã phải đeo kính từ rất sớm, trong khi thị lực của Tiểu Zhu lại rất tốt.

Nguyên nhân chính là do TV là một nguồn sáng, nói một cách đơn giản là giống như một "bóng đèn".

Các bạn hãy thử tưởng tượng, nếu cả ngày cứ nhìn chằm chằm vào một bóng đèn, chắc chắn mắt sẽ rất mỏi và thị lực cũng sẽ bị ảnh hưởng.

- Khác biệt lớn về thái độ học tập

Kết quả học tập của Tiểu Zhao không được tốt, thực ra không phải vì bạn ấy không thông minh mà là do bạn ấy "ngồi không yên", thường xuyên không tập trung, thiếu thái độ học tập nghiêm túc.

Còn Tiểu Zhu thì khác, bạn ấy rất tập trung khi học, thái độ học tập rất tốt.

Nguyên nhân là do thông tin trên TV được truyền tải quá nhanh, não bộ của trẻ không thể xử lý kịp lượng thông tin lớn này. Từ đó dẫn đến hiện tượng thông tin tích tụ, ảnh hưởng đến tư duy của não bộ, khiến trẻ khó tập trung.

- Khác biệt về tư duy mở rộng

Trẻ em có tư duy mở rộng thường rất sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức rất tốt, có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Tiểu Zhu là một ví dụ điển hình, bạn ấy rất xuất sắc ở nhiều mặt và cũng có chỉ số cảm xúc rất cao.

Tuy nhiên, Tiểu Zhao thì khác, bạn ấy chỉ nhìn nhận vấn đề một cách đơn giản, điều này khiến bạn ấy không thể "vận dụng linh hoạt" trong học tập và cũng rất khó để đồng cảm với người khác trong giao tiếp.

Nghiên cứu của ĐH Yale: Có một khoảng cách đáng kể giữa trẻ xem TV và những trẻ không xem TV sau 7 tuổi- Ảnh 3.

Làm thế nào để hạn chế việc trẻ xem TV?

- Thỏa thuận thời gian xem tivi với trẻ

Theo các chuyên gia, việc cho trẻ xem TV trong một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày có thể được thực hiện một cách an toàn nếu được kiểm soát chặt chẽ.

Trước khi trẻ bắt đầu xem, phụ huynh nên thỏa thuận rõ ràng với trẻ về nội dung được phép xem, ưu tiên các chương trình lành mạnh như phim hoạt hình, và tuyệt đối không cho phép xem các chương trình truyền hình không phù hợp.

Thời gian xem cũng cần được giới hạn nghiêm ngặt trong 30 phút mỗi ngày, không được vượt quá thời gian này để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Sau khi xem TV, hãy để trẻ chia sẻ nội dung chương trình

Sau khi trẻ xem xong chương trình, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ kể lại nội dung câu chuyện. Quá trình này giúp rèn luyện khả năng nói của trẻ, khuyến khích trẻ tổ chức ngôn ngữ, sắp xếp suy nghĩ, điều này rất có lợi cho việc học viết văn sau này.

- Thường xuyên đưa trẻ đi chơi

Khi trẻ có ý định xem TV, cha mẹ có thể khéo léo chuyển hướng sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hứng thú với các hoạt động khác. Ví dụ như đưa trẻ đi chơi ngoài trời, cùng nhau làm đồ thủ công hoặc đọc sách tranh thú vị.

Vì trẻ con vốn tò mò và dễ phân tán sự chú ý, trong các hoạt động giải trí đa dạng, trẻ sẽ tự nhiên quên đi việc xem tivi.

Trong thời đại thông tin hiện nay, việc trẻ em hoàn toàn không xem TV là điều khó khả thi. Do đó, các bậc phụ huynh cần thực hiện tốt công tác giám sát và áp dụng các quy tắc để hạn chế bớt việc trẻ xem TV quá nhiều.

Theo Phan Hằng

Phụ nữ số

Trở lên trên