MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

18 tuổi nhưng tai kém như người già 60 vì dùng tai nghe sai cách

29-04-2023 - 20:37 PM | Sống

18 tuổi nhưng tai kém như người già 60 vì dùng tai nghe sai cách

Ngày nay, tai nghe ngày càng đa dạng và trở thành “vật bất ly thân” với rất nhiều người trẻ. Nhưng cũng có không ít người dùng tai nghe sai cách, gây hại cho sức khỏe mỗi ngày nhưng không hề hay biết!

Tiểu Viên (tên nhân vật đã được thay đổi) là một cô gái xinh đẹp với vẻ ngoài năng động, sành điệu, hiện đang là sinh viên năm nhất một trường đại học có tiếng tại Hàng Châu, Trung Quốc. Cô không thể ngờ rằng chỉ vì dùng tai nghe sai cách mà mình phải trả cái giá đắt đến như vậy!

Tiểu Viên kể lại, cũng như rất nhiều chàng trai, cô gái trẻ khác, cô thích nghe nhạc, xem phim và lướt mạng xã hội. Đặc biệt là các clip ngắn trên nền tảng Douyin (tương tự như Tiktok ở Việt Nam). Thậm chí mỗi ngày trước khi đi ngủ, nếu không dành ít nhất 30 phút để xem các video này cô sẽ bứt rứt không ngủ được. Thời gian trung bình cô dành cho nó lên tới 2 - 3 giờ đồng hồ, những ngày được nghỉ học lại càng nhiều hơn.

Điều đáng chú ý là gần như lúc nào dùng điện thoại hay máy tính cô cũng sẽ đeo tai nghe. Cô cho biết, mình bắt đầu có thói quen này từ khi lên cấp ba. Bởi vì việc nghe nhạc giúp cô tập trung hơn, chống lại cơn buồn ngủ khi thức khuya ôn bài. Hơn nữa, nó khiến Tiểu Viên cảm thấy mình được bảo mật riêng tư tốt hơn. Không chỉ không ai biết về những nội dung mình đang xem hay nghe mà còn không làm ồn, ảnh hưởng xấu đến người xung quanh.

Lên đại học, cô di chuyển hầu hết mọi nơi bằng xe buýt nên tai nghe càng trở nên hữu dụng. Phòng ký túc xá bình thường cũng rất đông người, ồn ào trong khi Tiểu Viên là người hướng nội, lại hay thức khuya nên không thể không dùng tai nghe được. Cứ như vậy, lúc nào cô cũng mang theo chiếc tai nghe của mình, cũng không thể tính nổi một ngày mình dùng loại phụ kiện này mấy giờ đồng hồ. Ngay cả khi đi ngủ cũng đeo nó để nghe nhạc.

Thời gian trôi qua, Tiểu Viên cảm thấy âm lượng trong chiếc tai nghe của mình càng ngày càng nhỏ. Nhiều lúc tăng đến trên 80% âm lượng vẫn cảm thấy nghe chưa đã tai. Ngoài việc hay bị ù tai thì thỉnh thoảng còn đột nhiên không nghe thấy gì trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau khi đổi vài loại tai nghe mới tình trạng này vẫn lặp lại, Tiểu Viên quyết định tới bệnh viện thăm khám theo lời khuyên của người nhà.

Mới 18 tuổi nhưng thính lực như người già trên 60 vì sai lầm khi dùng tai nghe nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tại đây, bác sĩ cho biết cô bị rối loạn thính lực nghiêm trọng, thậm chí viêm tai và tổn thương một số tế bào thần kinh có liên quan. Điểm đặc biệt là kiểm tra thính giác cho thấy thính giác tần số thấp và trung bình của cô ấy không quá khác thường, nhưng thính giác tần số cao trên 4000 Hz của cô ấy rất yếu, chỉ từ 30 - 40 decibels (dB) Đường cong nghe kém, chỉ tương đương với người già 60 tuổi.

Những sai lầm khi dùng tai nghe nhiều người mắc phải

Khi nghe chẩn đoán từ bác sĩ, Tiểu Viên ngạc nhiên vô cùng. Cô càng mất bình tĩnh hơn khi bác sĩ điều trị nói rằng đó là do ảnh hưởng của việc tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn trong thời gian dài. Nhưng đến khi điều tra bệnh sử, được bác sĩ phân tích ra những sai lầm khi dùng tai nghe cô mới hiểu ra mọi chuyện, vừa ôm mặt khóc vừa xin lỗi bác sĩ.

Hoa ra, tiếng ồn làm tổn thương tai và thính lực của Tiểu Viên không đến từ môi trường bên ngoài mà do thói quen sử dụng tai nghe hàng ngày. Những sai lầm phổ biến khi dùng tai nghe ảnh hưởng xấu đến tai bao gồm nghe tai quá nhiều, âm thanh nghe quá lớn, đeo cả khi đi ngủ thì cô gái trẻ này đều mắc phải.

Trung bình, Tiểu Viên sử dụng tai nghe, bao gồm cả earphone và headphone ít nhất 4 giờ một ngày, liên tục trong hơn 2 năm. Chưa kể, âm lượng hầu như ở mức 60% trở lên, nhất là khi đi trên xe buýt hoặc tới nơi công cộng.

Bác sĩ giải thích, đeo tai nghe quá nhiều tác động tiêu cực đến tai theo 2 cách chính. Đầu tiên là khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai phải làm việc quá sức. Thứ hai, khiến không khí và máu khó lưu thông, dẫn đến tai dễ bị viêm nhiễm, tích tụ nhiều ráy tai. Gộp lại sẽ gây ra suy giảm thính lực, điếc tạm thời hay thậm chí là bị mất thính lực vĩnh viễn.

Mới 18 tuổi nhưng thính lực như người già trên 60 vì sai lầm khi dùng tai nghe nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Chưa kể tới, âm lượng thoải mái mà chúng ta có thể cảm nhận được không vượt quá 40DB. Nhưng tiếng ồn xung quanh, nhất là ở môi trường công cộng thường vào khoảng 70 - 80dB. Lúc này, muốn nghe rõ nội dung của tai nghe, âm lượng phải được khuếch đại hơn 30dB. so với âm thanh xung quanh. Do đó, tiếng ồn xung quanh càng lớn thì âm lượng tai nghe sẽ được tăng lên càng lớn.

Đó là lý do không chỉ Tiểu Viên mà rất nhiều người trẻ có thói quen nghe âm lượng quá lớn khi dùng tai nghe. Hoặc đơn giản, một số người có sở thích nghe nhạc rất lớn. Trong khi với âm thanh ở ngưỡng 94dB, tai chúng ta có thể chịu đựng được 1 tiếng mỗi ngày. Còn với ngưỡng âm thanh là 105dB, tai con người chỉ có thể chịu đựng được khoảng 4 phút mỗi ngày.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng khó mà tránh được việc tổn thương tai và suy giảm thính lực nếu hằng ngày tiếp xúc âm thanh có cường độ 85 - 90dB liên tục trên 2 giờ đồng hồ và kéo dài trên 12 tháng. Vì vậy, không nên đeo tai nghe quá 2 giờ đồng hồ mỗi ngày, không dùng tai nghe liên tục quá 15 phút mà cần cho tai có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần sử dụng. Không nghe quá 60% âm lượng tai nghe để tránh ù tai, mất thính giác, viêm nhiễm tai, rách màng nhĩ, tổn thương tế bào thần kinh, điếc vĩnh viễn.

Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các loại tai nghe nhét quá sâu vào bên trong tai. Cần vệ sinh tai nghe thường xuyên và đúng cách. Cũng không nên đeo tai nghe khi đi ngủ bởi vì không chỉ gây hại cho tau mà còn ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ và não bộ, gây mệt mỏi khi thức dậy vào ngày hôm sau.

Theo Diệu Đan

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên