2 cuộc thí nghiệm cách nhau 30 năm cho thấy 1 hiểu lầm của nhiều cha mẹ trong việc dạy con
Liệu có phải hành vi của trẻ từ nhỏ cho thấy tương lai của chúng?
- 05-07-2023Nghỉ việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm, về nhà làm một bà mẹ toàn thời gian: Bỏ đi tiền tài, danh vọng để về dạy con là quyết định sáng suốt nhất đời tôi!
- 30-06-2023Mắc sai lầm khi dạy con, ông bố được 'thức tỉnh' chỉ nhờ 1 câu nói
- 27-06-2023Dạy con về tiền có làm hư trẻ?
Có câu "3 tuổi nhìn ra tính cách, 7 tuổi nhìn ra số mệnh", ý muốn nói nhìn trẻ lên 3 có thể biết tính cách của chúng lúc trưởng thành, nhìn trẻ lên 7 sẽ biết vận mệnh cả đời của chúng. Xét về góc độ tâm lý học, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh nhất về thể chất và tâm lý.
Lúc này, những kinh nghiệm mà trẻ học được từ cha mẹ, người thân trong gia đình và môi trường xung quanh sẽ trở thành nền tảng cho những quy tắc ứng xử ảnh hưởng đến phần đời còn lại của trẻ.
Thí nghiệm đầu tiên
Liệu có phải hành vi của trẻ từ nhỏ cho thấy tương lai của chúng? Một thí nghiệm tâm lý học của Mỹ đã từng chứng minh điều này. Nhà tâm lý học người Mỹ Walter Mitchell đã tiến hành một loạt thí nghiệm tại Đại học Stanford vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970.
Trong một thí nghiệm, ông đã thỏa thuận với một nhóm trẻ em (từ 4 đến 6 tuổi): Ông sẽ để một ít thức ăn trên bàn, trẻ có thể chọn một viên kẹo dẻo (thí nghiệm còn bao gồm những món ăn vặt ngon lành khác, nhưng kẹo dẻo có lẽ là thứ được trẻ em thời đó ưu ái nhất). Họ nói với những cậu bé và cô bé này rằng chúng có thể ăn ngay hoặc đợi vài phút. Nếu có thể đợi, phần thưởng sẽ được nhân đôi.
Nếu bọn trẻ không muốn chờ đợi, chúng phải rung chuông và các nhà nghiên cứu sẽ kết thúc thí nghiệm khi nghe thấy tiếng chuông. Một số trẻ hoàn toàn không cố gắng kiểm soát bản thân và bắt đầu ăn ngay lập tức. Những đứa trẻ khác nhìn chằm chằm vào thức ăn cho đến khi không chịu nổi sự cám dỗ.
Điều thực sự làm cho thí nghiệm "kẹo dẻo" trở thành một nghiên cứu tâm lý nổi tiếng là tính theo dõi liên tục của nó. Michelle đã theo dõi tất cả cuộc sống sau này của tất cả đám trẻ. Đến những năm 1990, những đứa trẻ trong phiên bản gốc của thí nghiệm kẹo dẻo đã tốt nghiệp trung học. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những em kiên trì không ăn kẹo dẻo đến cùng có điểm SAT cuối kỳ trung bình cao hơn 20 điểm so với những em ăn ngay.
Các em này có thành tích học tập và kiểm soát chế độ ăn uống tốt hơn.
Khi xem những kết luận này, nhiều người nhận định những trẻ giỏi hơn trong việc kiềm chế bản thân đã sử dụng khả năng này trong cuộc sống. Những đứa trẻ này có thể không thông minh hơn, nhưng chúng có thể vượt qua lợi ích ngắn hạn để thuyết phục bản thân làm những điều có lợi về lâu dài.
Thí nghiệm kẹo dẻo nhanh chóng trở thành một khái niệm lan rộng khắp cả nước. Các bậc cha mẹ, các nhà hoạch định chính sách và các nhà giáo dục đều đồng ý rằng: Để nuôi dạy những đứa trẻ thành công, có trách nhiệm, chúng ta phải dạy chúng chống lại cám dỗ của "viên kẹo dẻo đầu tiên", tức phải rèn tính kiên nhẫn và tự chủ.
Kết quả này đi ngược lại ý định ban đầu của các nhà nghiên cứu: Trong phân tích ban đầu liên quan đến sự hài lòng với điểm SAT, các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng sự ổn định của môi trường gia đình có thể quan trọng hơn những gì thiết kế thử nghiệm của họ tiết lộ.
Tuy nhiên, kết quả của thí nghiệm kẹo dẻo cũng gây tranh cãi. Một trong những điều thú vị về nghiên cứu này mà các phương tiện truyền thông chính thống không chú ý là hầu hết trẻ em tham gia thí nghiệm là con của các sinh viên và giáo sư tại Đại học Stanford.
Bản thân việc trì hoãn sự hài lòng đã là một khái niệm rất đẳng cấp, chỉ những bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu mới dạy được con cái họ. Sự hài lòng bị trì hoãn thường dễ dàng hơn đối với trẻ em các gia đình có học thức và thu nhập cao hơn: Bởi những đứa trẻ này biết rằng, cha mẹ có nguồn lực và sự ổn định tài chính để cung cấp thực phẩm đủ đầy cho chúng.
Ngay cả khi những đứa trẻ này không trì hoãn sự hài lòng, chúng vẫn tin rằng cuối cùng thì mọi việc sẽ ổn thỏa. Chúng tin rằng cha mẹ sẽ đưa mình đi ăn kem ngay cả khi không nhận được chiếc kẹo dẻo thứ hai.
Đối với những đứa trẻ lớn lên trong nghèo khó, việc trì hoãn sự hài lòng có thể hoàn toàn vô nghĩa khi chúng đã quen với sự bất ổn trong cuộc sống: Hôm nay có cái ăn nhưng mai thì chưa chắc, vì vậy việc chờ đợi mang lại rủi ro.
Trên thực tế, trong một cuộc khảo sát tiếp theo của thí nghiệm kẹo dẻo vào những năm 1980, chỉ có 94/185 người tham gia thí nghiệm sẵn sàng cung cấp điểm SAT. Khoảng một nửa số người còn lại không cho điểm nên theo mẫu khảo sát, chưa chắc những đứa trẻ sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi sẽ có thành tích học tập tốt hơn trong tương lai.
Thí nghiệm thứ hai
Ba mươi năm sau thí nghiệm kẹo dẻo ban đầu, các nhà nghiên cứu tại Đại học New York đã lặp lại "thí nghiệm kẹo dẻo", lần này là với những đứa trẻ có hoàn cảnh khác nhau.
Các nhà nghiên cứu chia trẻ thành hai nhóm, nhóm 1 có bố mẹ đã hoàn thành ít nhất một số khóa học đại học (nhóm có bằng cấp) và nhóm 2 có bố mẹ chưa hoàn thành khóa nào (nhóm không có bằng cấp). Từ sự so sánh, rõ ràng nhóm 1 kiên nhẫn hơn trong cuộc thử nghiệm và thể hiện tốt hơn trong tương lai.
Và khi các yếu tố như nền tảng gia đình và trí thông minh được kiểm soát, mối tương quan gần như biến mất. Nói cách khác: Trì hoãn sự hài lòng không phải là đòn bẩy duy nhất có thể ảnh hưởng tích cực đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống của một người, mà là kết quả của những thành phần lớn hơn, khó thay đổi hơn chẳng hạn như trí thông minh và hoàn cảnh sống của họ.
Đây có thể là một đòn giáng mạnh vào các bậc "cha mẹ hổ" trên khắp thế giới, những người tin rằng khả năng tự kiểm soát quyết định sự phát triển trong tương lai của con cái. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là sự tự chủ và khả năng trì hoãn sự hài lòng là vô nghĩa.
Đây là những khái niệm rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của một cá nhân. Nhưng Pamela Davis-Kean, nhà tâm lý học phát triển tại Đại học Michigan, cho biết: Dạy trẻ cách chờ đợi hoặc kiên nhẫn có thể không phải là yếu tố chính giúp thay đổi hoàn cảnh của chúng. Sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Phụ nữ Việt Nam