2 kiểu "bạo hành nguội" ở trường mẫu giáo cực kỳ nguy hiểm, nếu bố mẹ không phát hiện sớm, con sẽ gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng
Giáo viên mẫu giáo không nên vì suy nghĩ cá nhân mà phân biệt đối xử với những đứa trẻ trong lớp. Mọi đứa trẻ cần được đối xử bình đẳng, yêu thương và quan tâm như nhau.
- 21-11-2020Nghe con trai kể chuyện "bán mình được 150 đô" để hoàn thành bài tập trên lớp, nữ doanh nhân nổi tiếng dạy con 4 bài học khắc-cốt-ghi-tâm
- 20-11-2020Tỷ phú Mark Cuban: Đây là kỹ năng cần thiết cha mẹ nên dạy cho con cái
- 17-11-2020Chàng trai bán thận mua iPhone 4 ngày ấy: Cuộc sống hiện tại quá bi kịch, các bậc cha mẹ nhìn vào rút ngay kinh nghiệm dạy con
Chị Trần (Trung Quốc) gần đây phát hiện con gái thường xuyên quấy khóc mỗi khi đến giờ đi mẫu giáo. Mỗi buổi sáng, cô bé đều khóc lóc, giả đau bụng hoặc kéo quần áo của mẹ, vùng vằng không thôi. Đoán con đã gặp phải chuyện gì ở trường nên chị Trần đã báo với cô giáo để kiểm tra camera.
Sau khi kiểm tra, chị thấy con không bị bạo hành nhưng lại xảy ra một chuyện khác thường. Cụ thể, con chị Trần không bao giờ tham gia các hoạt động tập thể. Mỗi khi các bé khác chơi với nhau, con gái chị đều ngồi một mình trong góc. Cô giáo hay các bạn cũng không gọi bé ra chơi cùng. Mỗi buổi học, cô bé đều trông rất cô đơn.
Con chị Trần thường bị "cách ly" trong lớp học. (Ảnh minh họa)
Chị Trần sau đó hỏi lý do. Một hồi lâu, cô giáo mới ấp úng cho biết: Vì con chị Trần có tính cách khá nội tâm. Trong một buổi chơi, cô bé bị bạn đẩy ngã và khóc mãi, không một ai dỗ được. Cô giáo sợ các bé gặp rắc rối nên đã khuyên con chị Trần nên tự ngồi chơi, không tham gia vào các hoạt động nhóm, như vậy sẽ an toàn hơn.
Chị Trần nghe xong không khỏi chạnh lòng. Chỉ vì nguyên nhân an toàn mà con chị bị "cách ly" khỏi tập thể. Chính vì thấy cô đơn nên con chị mới tủi thân và không muốn đi học. Sau chuyện đó, chị Trần quyết định chuyển trường cho con.
Thực tế, có 2 kiểu "bạo hành nguội" ở trường mẫu giáo nguy hiểm chẳng kém đánh mắng, nếu cha mẹ không phát hiện sớm, con dễ gặp phải những vấn đề tâm lý.
Giáo viên đối xử với trẻ theo sở thích
Mỗi người đều có một sở thích riêng, thích giao lưu, kết bạn với kiểu người này, người kia. Tuy nhiên giáo viên mẫu giáo không nên vì sở thích cá nhân mà phân biệt đối xử với những đứa trẻ trong lớp, như chỉ quan tâm đến đứa trẻ mình thích và bỏ bê những đứa trẻ khác.
Trẻ con vốn rất đơn giản và không thể hiểu được tại sao cô giáo lại đối xử với mình khác với các bạn. Trẻ chỉ cảm thấy lỗi ắt hẳn do mình. Về lâu dài trẻ sẽ cảm thấy tủi thân, trong lòng có khoảng trống và dần tự ti, nhút nhát.
Điều mà giáo viên mẫu giáo cần làm là yêu thương đối xử bình đẳng và dành sự quan tâm đến mọi đứa trẻ.
Giáo viên "gắn thẻ" cho trẻ
Mặc dù chúng ta đều biết rằng không nên "gắn thẻ" cho trẻ nhưng rất nhiều giáo viên vẫn vô tư làm điều này mà không nghĩ đến hậu quả. Chẳng hạn như nói: "Bạn A nghịch ngợm quá. Các bạn không chơi với bạn A nữa",...
Mặc dù đó có thể chỉ là một câu nói đùa nhưng trẻ sẽ thực sự ghi nhớ định kiến người khác dành cho mình. Những đứa trẻ khác cũng nhớ đến và có thể cô lập bạn. Lâu dần, đứa trẻ bị "gắn thẻ" cho rằng tính cách của mình đúng là như vậy. Từ những trỏ nghịch ngợm nhỏ ban đầu, trẻ dần trở nên nổi loạn và khó trị.
Nhà trẻ là trạm dừng chân đầu tiên trên con đường trẻ bước vào xã hội. Đây là lần đầu trẻ khám phá bản thân trong một môi trường xa lạ sau khi rời xa bố mẹ. Trong quá trình này trẻ còn rất nhiều điều chưa biết và những nỗi lo lắng, sợ hãi.
Chính vì vậy giáo viên cần hết lòng hướng dẫn, dìu dắt trẻ. Hãy thật kiên nhẫn, dành đủ tình yêu thương để trẻ có thể thích nghi với môi trường mới. Hơn ai hết, giáo viên chính là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc trẻ có thích nghi với trường lớp hay không.
Pháp luật và Bạn đọc