MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 kiểu học sinh khi ‘ra trường đời’ xuất chúng, thành công hơn người: Nếu con bạn mang điểm kém về nhà, rất có thể đó sẽ là người ưu tú trong tương lai!

05-05-2023 - 14:57 PM | Sống

Tương lai xán lạn chưa chắc đã được kiến tạo bởi những điểm số xuất sắc khi còn đi học. Học sinh giỏi hay học sinh cá biệt đều có khả năng thành công trong tương lai nếu họ biết cố gắng. Thế giới này rất công bằng, sự kiên trì, cố gắng hôm nay đều là bước đệm cho thành công ngày mai.

Nếu sự cạnh tranh trong trường học tương đối công bằng, mọi người đều đứng trên một vạch xuất phát giống nhau để cạnh tranh về thành tích học tập thì sự cạnh tranh trong xã hội lại phức tạp và “khốc liệt” hơn nhiều. Không phải học sinh nào học giỏi ở trường học khi “ra đời” đều thành công và không ít người đi học điểm luôn rất kém nhưng ra đời lại kiếm tiền giỏi, có nhiều thành tựu. Những học sinh lớn lên “ra trường đời” đầy triển vọng, thành công là 2 kiểu học sinh sau: 

1. Học sinh luôn đứng nhất lớp

Những học sinh đã thể hiện tài năng học tập xuất sắc ngay từ khi còn nhỏ và luôn giành được hạng nhất trong các kỳ thi khác nhau cũng sẽ đạt được thành tích đáng kinh ngạc sau khi tốt nghiệp. Hầu hết mọi người khi nhìn thấy kết quả như vậy, họ sẽ luôn có tâm lý xem đây là điều bình thường, cho rằng đây là thứ mà những học sinh xuất sắc nên nhận được.

Những quan điểm, cách nhìn của số đông như vậy chỉ trở thành áp lực cho những học sinh này, khiến họ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng hào quang. Đây là một khái niệm tương đối phổ biến trong tâm lý học, nói một cách đơn giản, những người có điểm mạnh rõ ràng sẽ dễ được người khác ghi nhớ hơn nhờ những đặc điểm và ưu điểm này.

Khi người khác đánh giá những học sinh có điểm mạnh đặc biệt, họ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi định kiến và tư duy cố định. Những học sinh học giỏi từ nhỏ phải chịu nhiều kỳ vọng và áp lực hơn từ thế giới bên ngoài. Họ không có đường lùi trước thất bại, họ chỉ có thể tiếp tục ép buộc bản thân phải thể hiện tốt hơn, hướng tới cuộc sống mà xã hội và gia đình mong muốn. 

2 kiểu học sinh khi “ra trường đời” xuất chúng, thành công hơn người: Nếu một ngày con bạn mang điểm kém về nhà thì đừng vội hoảng sợ, vì trước mặt bạn có thể là một nhân tài trong tương lai! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Những hào quang có được trong quá khứ sẽ tiếp tục đánh lừa những học sinh này và khiến họ đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với bản thân. Đây có thể được gọi là hiệu ứng Pygmalion. Trong thí nghiệm về hiệu ứng này, các nhà nghiên cứu đã cho những sinh viên có tài năng tầm thường xếp hạng cao hơn, đặt cho họ những kỳ vọng cao giống như họ dành cho những thiên tài. Những học sinh này sẽ tự nhiên bị ảnh hưởng bởi những đánh giá bên ngoài và gợi ý tâm lý, thể hiện khía cạnh tự tin và siêng năng hơn trong quá trình học tập và cuộc sống hàng ngày, đồng thời tích cực tiến gần hơn đến sự mong đợi của người khác.

Không khó để thấy từ thí nghiệm này, ảnh hưởng của gợi ý tâm lý là rất lớn. Hiệu ứng tâm lý trên cho thấy hiệu suất và kết quả làm việc của cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của người khác. 

Người ta vẫn nói làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp, nhiều cuộc tuyển chọn và thi cử trong xã hội hiện đại không tàn khốc và khắt khe như chúng ta tưởng tượng. Hầu hết các kỳ thi đều có thể đạt được kết quả tốt nhờ học tập lâu dài và chăm chỉ, một đứa trẻ không có chỉ số IQ phi thường cũng có thể nổi bật trong các cuộc thi này.

Những học sinh giỏi, luôn đứng đầu có nhiều khả năng thành công hơn những đứa trẻ bình thường, yếu tố cốt lõi là chúng đã nhận được nhiều sự khuyến khích và quan tâm, kỳ vọng hơn từ gia đình, xã hội ngay từ khi còn nhỏ. 

2 kiểu học sinh khi “ra trường đời” xuất chúng, thành công hơn người: Nếu một ngày con bạn mang điểm kém về nhà thì đừng vội hoảng sợ, vì trước mặt bạn có thể là một nhân tài trong tương lai! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

2. Học sinh cá biệt với điểm thi kém

Bên cạnh những học sinh giỏi nhất, những học sinh yếu kém hơn luôn đứng cuối bảng xếp hạng các kỳ thi cũng là nhóm người có khả năng thành công cao nhất sau khi ra trường. Thành công của họ được thúc đẩy nhiều hơn bởi đánh giá bên ngoài, chính sự đánh giá đó khơi dậy suy nghĩ muốn “phản công” lại lời đánh giá kia trong lòng họ.

Trong số những đứa trẻ có thành tích học tập không tốt từ nhỏ, nhiều em có chỉ số IQ trên mức trung bình. Một số trong số họ có thể thể hiện tài năng của mình trong một môn học nhất định, trong khi người người bạn khác dồn trí thông minh của mình vào việc học cách đối nhân xử thế và các khía cạnh khác.

Những đứa trẻ này cũng có khả năng và cơ hội đạt đến đỉnh cao của cuộc sống. Chỉ là người xung quanh đã quen đánh giá họ dựa trên điểm kiểm tra và không chú ý nhiều đến tiềm năng nổi bật khác của họ. Những đứa trẻ này trong quá trình lớn lên đã phải chịu quá nhiều áp lực và sự “phán xét” từ người xung quanh. Điều này đã khiến họ khi đi học không còn muốn chứng minh bản thân.

Hoặc có thể họ chưa đủ trưởng thành để nhận ra tầm quan trọng của việc học khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, trong quá trình học tập, họ sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn cho các trò chơi và sở thích, và luôn coi các kỳ thi và các cuộc tuyển chọn khác nhau như một điều “phải làm cho xong”. Những hành động của họ khiến người ngoài dần đánh giá thấp tài năng của họ, thậm chí còn chế nhạo bằng giọng điệu giễu cợt.

Mãi cho đến khi bước vào xã hội sau khi tốt nghiệp, những người này mới dần nhận ra sự tàn khốc, cạnh tranh xã hội và họ có ý tưởng phát triển hơn nữa. Một khi những học sinh học kém sau khi lớn lên nhận ra điều này, họ sẽ phát huy động lực mạnh mẽ và cố gắng hết sức để bản thân có cuộc sống tốt hơn.

2 kiểu học sinh khi “ra trường đời” xuất chúng, thành công hơn người: Nếu một ngày con bạn mang điểm kém về nhà thì đừng vội hoảng sợ, vì trước mặt bạn có thể là một nhân tài trong tương lai! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Những người này có khả năng chịu đựng khó khăn và chịu đựng gian khổ hơn người bình thường. Vì khi còn đi học luôn đứng bét lớp, những đứa trẻ này cũng đã chịu nhiều áp lực từ gia đình, nhà trường. Vậy nên khi lớn lên, ở trong một môi trường nhiều cạnh tranh, khó khăn, họ có thể vượt qua và phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình.

Đồng thời, chúng ta cũng cần nhận ra rằng trong một số trường hợp, EQ quan trọng hơn IQ. Nhiều đứa trẻ học không giỏi lại có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Họ có thể nhận được sự đánh giá cao của các nhà lãnh đạo nhờ tính cách hài hước và tài hùng biện sắc bén, đồng thời tìm ra hướng phát triển thực sự phù hợp với mình giữa đám đông. Chưa bao giờ có một con đường định sẵn để thành công, và mọi người đều có thể lựa chọn con đường của riêng mình. 

Và với bất kỳ ai cũng vậy, dù là học sinh giỏi hay học sinh cá biệt, không có thành công nào chỉ cần làm một lần là được, mọi thành tựu đều cần sự kiên trì và cố gắng trong suốt một thời gian dài. Nếu bạn cũng muốn trở thành một người thành công, được người khác ngưỡng mộ, bạn hãy tìm ra những ưu điểm và thế mạnh của mình từ bây giờ và cố gắng hết sức phát huy nó càng nhiều càng tốt. 

Theo Minh Nguyệt

Thể thao & văn hóa

Trở lên trên