2 loại hải sản được xem là "chất tăng tốc" virus HPV, bạn nên tránh ăn nếu không muốn tử cung bị tổn thương
Virus HPV nếu xâm nhập vào tử cung nữ giới có thể gây tổn thương không nhỏ cho cơ quan này, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
- 01-11-2021Ông cụ 72 tuổi bị nhồi máu não do thường xuyên ăn một loại hải sản ai cũng mê: Nhiều cholesterol, cắn một miếng bằng 10kg mỡ, muốn sống lâu thì nên ăn ít lại
- 07-08-2021Một loại hải sản nhiều người yêu thích từng làm bùng phát dịch bệnh cho 300.000 người và bị cấm khỏi 1 thành phố lớn, mỗi mùa hè hãy cẩn trọng
- 09-11-2020Đừng coi thường ngộ độc hải sản: Nhiều trường hợp ngộ độc phải thở máy, độc tố nấu chín không diệt nổi
Nhiều chị em thường nghĩ virus HPV lây truyền từ đường quan hệ tình dục. Nhưng ngờ đâu, từ một số thói quen ăn uống hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến loại virus này. Nếu vô tình ăn nhiều 2 loại hải sản sau đây thì virus HPV sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bạn đó.
1. Hải sản chưa nấu chín
Hải sản chưa nấu chín thường mang rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh. Nếu ăn vào thường xuyên sẽ khiến chức năng giải độc của gan khó hoạt động kịp, từ đó làm một số chất độc tiết ra phân tán trong cơ thể theo đường tuần hoàn máu. Hậu quả là niêm mạc cổ tử cung sẽ dễ bị độc tố xâm chiếm, làm tăng cơ hội cho virus HPV xâm chiếm.
2. Hải sản để qua đêm
Sau khi hải sản đã làm chín thì bạn nên ăn ngay trong ngày và không nên tích trữ để qua đêm. Bởi chất nitrit sẽ sản sinh trong hải sản sau khi bạn cất tủ để dùng tiếp trong ngày hôm sau.
Ngoài ra, nitrit trong hải sản để qua đêm còn có thể phá hủy niêm mạc cổ tử cung và dễ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu có những triệu chứng sau đây thì tốt nhất bạn nên đi khám ngay vì nguy cơ nhiễm virus HPV là rất cao:
1. Dịch tiết âm đạo hơi vàng, đặc quánh, có mùi hăng.
2. Màu máu kinh chuyển sang màu đen khi hành kinh.
3. Chảy máu ngoài kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh.
4. Đau bụng không do kinh nguyệt.
5. Nước da ngăm đen, vùng kín nặng mùi.
6. Nổi mụn đỏ ở da mặt, tay chân hoặc vùng kín.
Nguồn: Sohu
Pháp luật và bạn đọc