MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 loại rau chính là "vua bao tử", phụ nữ ăn mỗi ngày sẽ khiến dạ dày khỏe, thúc đẩy tiêu hóa và sống thọ vượt bậc

26-11-2020 - 19:04 PM | Sống

Đây đều là những loại rau giá rẻ, có bán khắp các chợ vì vậy gia đình bạn nên ăn đều đặn.

Không phải tự nhiên mà những bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày và đường ruột lại thường có cơ thể gầy gò, mệt mỏi. Lý do là bởi khi dạ dày và ruột mắc bệnh, bạn sẽ không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn, đồng thời dinh dưỡng khi đi vào cơ thể cũng không được hấp thụ trọn vẹn. Khi ruột và dạ dày gặp vấn đề thì các bộ phận khác của cơ thể cũng không thể khỏe mạnh, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn.

Nói đến bồi bổ dạ dày thì phải nói đến các loại rau mệnh danh là "vua bao tử" (tốt cho bao tử). Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ đến khoai mỡ, tuy nhiên đây lại là loại rau mất nhiều công sức chế biến, hơn nữa có nhiều người bị dị ứng với loại rau này.

2 loại rau chính là vua bao tử, phụ nữ ăn mỗi ngày sẽ khiến dạ dày khỏe, thúc đẩy tiêu hóa và sống thọ vượt bậc - Ảnh 1.

Theo Sohu (TQ), có 2 loại rau được bán quanh năm, giá thành rẻ lại có tác dụng bồi bổ dạ dày đó là bắp cải và đậu bắp. Nếu ăn thường xuyên 2 loại rau này có thể làm khỏe dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời kéo dài tuổi thọ.

1. Rau bắp cải

Bắp cải được mệnh danh là vua của các loại rau. Theo Heathline, trong 89g bắp cải có chứa 22 calo, 1g đạm, 2g chất xơ... cùng nhiều vitamin K, C, folate...

Điều đáng nói là hàm lượng canxi trong bắp cải cao nhất trong các loại rau. Hàm lượng canxi trong một cốc nước ép bắp cải có thể tương đương với một cốc sữa, vì vậy người ăn bắp cải thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng thiếu canxi.

2 loại rau chính là vua bao tử, phụ nữ ăn mỗi ngày sẽ khiến dạ dày khỏe, thúc đẩy tiêu hóa và sống thọ vượt bậc - Ảnh 2.

Bắp cải được mệnh danh là vua của các loại rau.

Loại rau giòn này còn chứa đầy chất xơ không hòa tan có lợi cho đường ruột, một loại carbohydrate không thể bị phân hủy trong ruột. Chất xơ không hòa tan giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên.

Lượng chất xơ thô của bắp cải còn có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ của dạ dày và ruột. Do đó, ăn bắp cải có thể tốt cho dạ dày và tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa táo bón .

2. Đậu bắp

Trong y học cổ truyền, quả đậu bắp non được sử dụng như một vị thuốc chữa viêm dạ dày. Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét.

Còn trong y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan, đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

2 loại rau chính là vua bao tử, phụ nữ ăn mỗi ngày sẽ khiến dạ dày khỏe, thúc đẩy tiêu hóa và sống thọ vượt bậc - Ảnh 3.

Ăn đậu bắp thường xuyên có thể giúp tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng. Do đó, nếu đang bị táo bón, bạn nên bổ sung đậu bắp vào khẩu phần ăn mỗi ngày.

Mặc dù cả bắp cải và đậu bắp đều có tác dụng tăng cường sức khỏe cho dạ dày và tiêu hóa thức ăn nhưng khi ăn chúng cũng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ

1. Những điều kiêng kỵ khi ăn bắp cải

Vì bắp cải chứa nhiều chất xơ thô, giòn cứng nên đối với một số bệnh nhân có chức năng tiêu hóa kém và bị viêm dạ dày mãn tính thì không ăn bắp cải sống, tốt nhất nên ăn bắp cải đã nấu chín mềm.

Những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn bắp cải. Bởi đây là loại thực phẩm có tính hàn. Bắp cải không nên ăn cùng gan động vật vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.

2. Lưu ý khi ăn đậu bắp

Đậu bắp thích hợp với mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng vì đậu bắp chứa ít chất xơ thô nên một số chất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao, vừa không ngon lại giảm dinh dưỡng. Tốt nhất không nên nấu đậu bắp quá chín mà chỉ cần chần qua nước là đủ.

Đậu bắp và bắp cải là những loại rau có mặt xung quanh chúng ta, rất tốt cho dạ dày. Ngoài bắp cải với đậu bắp, còn có rất nhiều loại rau tốt cho dạ dày như rau mồng tơi, bí đỏ, củ cải...

(Nguồn: Sohu, Healthline)

Theo Đỗ Đỗ

Trí thức trẻ

Trở lên trên