2 thói quen dễ gây bệnh tiểu đường nhiều người làm hàng ngày, 5 món tốt ngang insulin tự nhiên, ổn định đường huyết
Một người có đường huyết cao, dễ mắc bệnh tiểu đường thường có 2 thói quen xấu dưới đây.
- 05-02-2022Loại mỡ này bao quanh các cơ quan trong bụng gây bệnh tiểu đường, bệnh tim, gan nhiễm mỡ, làm được 4 việc sẽ không còn lo nữa
- 05-02-20225 món tuy ngọt nhưng lại được chứng minh tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giúp kiểm soát nhiều biến chứng nguy hiểm
- 04-02-20223 THỨ được mệnh danh là "kíp nổ" của bệnh tiểu đường: Cắn một miếng bằng ăn 8 lạng đường, bác sĩ khuyên vứt càng sớm càng tốt!
- 02-02-2022Thủ phạm gây bệnh tiểu đường không phải là đồ ngọt, 3 thực phẩm là "vua đường huyết" bạn nên ăn ít đi nếu không uống nhiều insulin cũng vô ích
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh phức tạp được xác định bởi cả yếu tố di truyền và môi trường sống. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường thì khả năng con cái mắc bệnh tiểu đường là rất cao.
Tuy nhiên, so với các yếu tố di truyền, các yếu tố môi trường, chẳng hạn như béo phì, hoạt động thể chất, thói quen ăn uống, đặc điểm tính cách cũng có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Một người có đường huyết cao, dễ mắc bệnh tiểu đường thường có 2 thói quen xấu dưới đây. Bạn nên kiểm tra xem mình có mắc phải điểm nào hay không.
2 thói quen dễ gây bệnh tiểu đường mà nhiều người làm hàng ngày
1. Bỏ bữa sáng
Có rất nhiều điều cần nói về giá trị của bữa sáng đối với sức khỏe của chúng ta. Nhưng một đánh giá lớn về các nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên Tạp chí Dinh dưỡng đã kết luận rằng những người bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người ăn sáng bằng yến mạch hoặc trứng.
Melinda Maryniuk, một chuyên gia dinh dưỡng tại Công ty Tư vấn Dinh dưỡng và Tiểu đường ở Boston, Mỹ cho biết: Sở dĩ bỏ ăn sáng dễ gây tiểu đường là do nó thúc đẩy bạn ăn nhiều hơn vào các thời gian còn lại trong ngày. Dù bạn không cảm thấy quá đói nhưng bỏ ăn sáng lại khiến bạn cho phép mình được ăn vặt nhiều hơn.
Nếu người tiểu đường bỏ bữa sáng còn nguy hiểm hơn bởi điều đó có thể gây rối loạn nội tiết, làm tổn thương thêm các đảo tuyến tụy và gây ra sự dao động đường huyết không đều. Thậm chí một số người không ăn sáng mà chỉ dùng thuốc hạ đường huyết còn nguy hiểm hơn, rất dễ dẫn đến việc hạ đường huyết quá mức gây chấn thương.
2. Ngồi quá 30 phút mà không đứng lên vận động
Chúng ta đều biết rằng tập thể dục thường xuyên là chìa khóa để ngăn chặn bệnh tiểu đường . Mỗi ngày dành 30 phút để đi bộ nhanh hoặc bơi lội sẽ giúp cân nặng của bạn luôn ở mức ổn định và cải thiện độ nhạy insulin.
Ngược lại, việc ngồi cả ngày trước máy tính, tivi, tay lái... đều mang lại những rủi ro riêng và bài tập thể dục bên trên cũng không bù đắp được những nguy cơ này.
Trong một đánh giá lớn về các nghiên cứu được công bố trên Annals of Internal Medicine, những người dành nhiều thời gian ngồi có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư hơn những người ít ngồi. Đó là lý do tại sao Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tất cả mọi người - ngay cả những người không mắc bệnh tiểu đường - nên đứng dậy sau mỗi 30 phút và thực hiện một số hình thức hoạt động nhẹ.
Sheri Colberg, giáo sư về khoa học tập thể dục tại Đại học Old Dominion ở Norfolk, Virginia, cho biết: “Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng việc đứng dậy sau mỗi 30 phút ngồi kết hợp với vận động thường xuyên sẽ giúp chúng ta cải thiện sự trao đổi chất và tăng độ nhạy insulin".
Để phá bỏ thói quen lười vận động, ngồi nhiều mỗi ngày, bạn hãy bắt đầu bằng cách để ý xem mình đang dành bao nhiêu thời gian để ngồi. Sau đó, tìm cách để giảm số thời gian đó, bạn có thể đặt báo thức trên điện thoại của bạn để đứng lên và di chuyển trong vài phút sau mỗi nửa giờ.
5 món tốt ngang insulin tự nhiên, tận dụng sẽ giúp ổn định đường huyết
1. Hạt sen tuyết
Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện ra rằng hạt sen tuyết rất giàu chất xơ hòa tan, ăn nhiều có thể thúc đẩy nhu động ruột. Hơn nữa, chất saponin trong hạt sen tuyết có thể hút nước và trương nở trong ruột, làm mềm phân, tiêu phân, chống táo bón.
Ngoài ra, collagen thực vật có trong loại hạt này cũng có tác dụng làm ổn định đường huyết sau ăn và tránh tình trạng đường huyết tăng quá nhanh.
2. Đậu đỏ
Đậu đỏ có thể giúp insulin chuyển hóa đường trong máu và chuyển hóa glucose thành năng lượng một cách hiệu quả, lượng calo chứa trong đậu đỏ tương đối thấp, mỗi ngày uống một bát cháo đậu đỏ có tác dụng giảm đường huyết và lipid máu rất tốt.
3. Rau cần tây
Cần tây là thực phẩm giàu chất xơ. Ăn nhiều cần tây có thể cải thiện hiệu quả quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân tiểu đường, tăng độ nhạy của các thụ thể insulin và giảm lượng đường trong máu.
4. Trà xanh
Chất polyphenol trong trà xanh có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa máu và ngăn lượng đường trong máu tăng lên, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru hơn.
5. Đậu phụ
Giá trị dinh dưỡng cao và giá thành rẻ. Đậu phụ có thể giúp chúng ta bổ sung protein và giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa đậu phụ còn có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết insulin và giúp chúng ta giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên.
Nhịp sống Việt
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ