MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

20 năm giúp việc cho người lương hưu cao, tôi nhận ra: Tiền là không đủ để hạnh phúc ở những năm cuối đời

09-05-2024 - 18:22 PM | Sống

Hoá ra lương hưu cao đến đâu cũng không thể là thứ khiến người giàu hạnh phúc, viên mãn ở những năm cuối đời.

Lương hưu cao có đủ để người cao tuổi hạnh phúc?

Chị Vương (Trung Quốc) đã chuyển lên thành phố làm công việc chăm sóc người già từ khi 30 tuổi. Đến nay, khi đã ngoài 50, chị vẫn gắn bó với công việc này.

Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ về mặt thể chất, người phụ nữ này còn đóng vai trò trong việc an ủi về mặt tinh thần cho những cụ ông, cụ bà. Chứng kiến những cay đắng và bất lực ở năm tháng tuổi già của các cụ chị nhận ra 1 điều: Mặc dù lương hưu là trụ cột tài chính quan trọng cho người cao tuổi nhưng việc chỉ dựa vào chúng thường khó đáp ứng được những nhu cầu phức tạp khi tuổi cao sức yếu.

“Nhiều người già thường nghĩ rằng lương hưu là thứ duy nhất họ cần để tận hưởng tuổi già. Nhưng thực tế mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ông Lý là 1 người cao tuổi tôi từng chăm sóc. Mặc dù lương hưu cao nhưng do mắc các bệnh mãn tính nên hàng tháng ông phải chi trả gần như hết số tiền có được để chữa bệnh. Không còn thêm khoản nào khác, chất lượng cuộc sống hàng ngày của ông cũng bị ảnh hưởng ít nhiều”, chị Vương chia sẻ.

Ngoài áp lực tài chính, nhiều người cao tuổi còn đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn về tinh thần. Chị Vương cho biết sau khi nghỉ hưu, không còn liên lạc với đồng nghiệp, nhiều người già không biết phải làm gì, mất mục tiêu sống. Họ rơi vào trạng thái cô đơn, chán trường. “Sự trống rỗng về mặt tinh thần này còn khó chịu hơn hơn rất nhiều sự thiếu thốn về mặt vật chất”, người phụ nữ này nói thêm.

20 năm giúp việc cho người lương hưu cao, tôi nhận ra: Tiền là không đủ để hạnh phúc ở những năm cuối đời- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Ngoài ra khi tuổi càng cao, chức năng thể chất suy giảm, khả năng tự chăm sóc bản thân không còn, người cao tuổi càng muốn con cái quan tâm, đồng hành nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời. Bởi con cái bận rộn công việc, chăm lo cho cuộc sống riêng. Cảm giác bất lực và tuyệt vọng này khiến cuộc sống của những cụ ông, cụ bà khó khăn hơn gấp bội phần.

Vương cho biết chị từng chăm sóc một ông cụ tên Giang. Trước khi nghỉ hưu, ông là 1 người kỹ sư cấp cao nên khi về hưu mức lương khá hậu hĩnh. Tuy nhiên, các con của ông đều làm việc ở nước ngoài. Nên cụ ông này chỉ sống 1 mình ở quê nhà. Dẫu đủ đầy về vật chất nhưng cuộc sống của ông vẫn là một mớ hỗn độn. Do thiếu vận động và hoạt động xã hội trong thời gian dài, tình trạng sức khỏe của ông sa sút. Chính điều đó khiến ông mệt mỏi từ thể chất cho đến tinh thần. Cuối cùng, sau 1 chấn thương nặng, cuộc sống của ông lại càng khó khăn hơn.

Giá trị vật chất không phải là thứ người già mong cầu

Những câu chuyện trên khiến chúng ta phải suy nghĩ: Tại sao một số người già lại có cuộc sống không mấy hạnh phúc vào những năm cuối đời? Có phải chỉ vì lương hưu không đủ? Rõ ràng là không phải.

Chị Vương tin rằng gốc rễ của vấn đề nằm ở việc mọi người vẫn còn hiểu một cách phiến diện trong cách chăm sóc người già. Chúng ta thường nghĩ rằng chỉ chú trọng đến nhu cầu tài chính cho người già là đủ. Song thực tế, cha mẹ chúng ta cần được chăm sóc về tinh thần nhiều hơn là những giá trị vật chất bên ngoài.

20 năm giúp việc cho người lương hưu cao, tôi nhận ra: Tiền là không đủ để hạnh phúc ở những năm cuối đời- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Khi còn nhỏ, cha mẹ chỉ mong con phát triển khỏe mạnh. Lớn hơn một chút, cha mẹ bắt đầu kỳ vọng nhiều hơn, mong con học tốt, tránh xa những thứ tiêu cực. Và lúc con bắt đầu bước vào ngưỡng cửa đại học, cha mẹ mong con mình sau khi tốt nghiệp tìm được một công việc tốt.

Những kỳ vọng của cha mẹ đều hướng đến mục đích chung là mong con nên người, có cuộc sống vui vẻ. Thế nhưng càng lớn, với những bộn bề của cuộc sống, công việc, nhiều người hiếm khi quan tâm xem cha mẹ thật sự cần gì ở mình. Dù không nói ra, song cha mẹ nào cũng mong được con cái kề cận, yêu thương mỗi ngày.

Con cái không thể chỉ dùng tiền bạc để bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn cần cảm nhận nhu cầu của bố mẹ bằng cả tấm lòng. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới làm tròn trách nhiệm của 2 từ “hiếu thảo”.

Đinh Anh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên