MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

20 tuổi chạy theo ái tình, 30 tuổi chạy theo vật chất, nhưng người đến 50 tuổi phải tránh xa 2 thứ là ngọn nguồn đem đến mọi tai họa này!

02-05-2019 - 19:00 PM | Sống

Để trở thành một con người đủ khôn ngoan và bản lĩnh dù ở bất cứ trường hợp nào, hãy nhớ tránh xa 2 thứ sau đây. Bởi điều đó đồng nghĩa với tránh xa mọi tai họa, nhất là khi bước qua cánh cửa 50 tuổi.

Khi 10 tuổi, chúng ta bị kẹo ngọt cám dỗ. Khi 20 tuổi, chúng ta bị mờ mắt vì ái tình. Đến khi 30 tuổi, cuộc sống hoan lạc khiến chúng ta dễ lầm đường lỡ bước. Còn khi 40 tuổi, tài phú và vật chất lại có sức mạnh khiến con người mù quáng không tìm ra lối về. Mỗi một độ tuổi, mỗi một khoảng thời gian, chúng ta đều có phải trải qua những cám dỗ nhất định. Ở mỗi thời kỳ, sự tham lam của chúng ta lại thay đổi không ngừng. Đó là ngọn nguồn của niềm vui sướng hạnh phúc, nhưng cũng là nguyên do đem đến mọi tai họa và thất bại trên đường đời.

Mà sau hàng chục năm cuộc đời, ngưỡng cửa năm mươi cũng chính là độ tuổi quan trọng mà đại văn hào nổi tiếng nước Pháp - Victor Hugo - đã từng ví von là "tuổi trẻ của tuổi già". Chúng ta nên bắt đầu đặt chân tới cánh cửa 50 tuổi ấy với một tâm thế nhẹ nhàng, thư thái. Tâm như biển rộng thì cuộc sống mới thực sự bắt đầu. 

Nếu khi xưa nông nổi và nhẹ dạ, thì đến năm mươi tuổi chúng ta mới thực sự hiểu ra ý nghĩa của cuộc đời. Nếu khi xưa còn mù quáng trước mọi cám dỗ, bây giờ chúng ta nên bắt đầu một cuộc sống ôn hòa và bình thản để thoát khỏi lòng tham lam không đáy. 

Một cuộc sống bị nô lệ bởi những ham muốn và dục vọng thì rất dễ đánh mất hạnh phúc chân chính. Do đó, nếu muốn giữ lấy hạnh phúc của những năm cuối đời, chúng ta phải bắt đầu học cách hiểu thấu và thông tuệ hơn trong mọi tình huống để có thể tránh xa hai nơi là ngọn nguồn thu hút mọi tai họa sau đây.

20 tuổi chạy theo ái tình, 30 tuổi chạy theo vật chất, nhưng người đến 50 tuổi phải tránh xa 2 thứ là ngọn nguồn đem đến mọi tai họa này! - Ảnh 1.

40 tuổi là tuổi già của tuổi trẻ, 50 tuổi là tuổi trẻ của tuổi già.

Đầu tiên, tránh xa nơi danh vọng vật chất

Khi nói đến danh lợi tài lộc, người ta nhắc đến bốn câu nói đầy sâu cay sau đây:

"Thiên địa bốn phương là giang hồ,

Cứ tưởng thông minh hóa hồ đồ,

Trong sân danh lợi sóng gió dậy,

Cứ tưởng mình thắng bỗng hóa thua."

Đây là bốn câu thơ do nhà văn Kim Dung đã để lại khi ông năm mươi tuổi, thể hiện quan điểm cuộc đời của mình đối với xã hội xung quanh. Khi còn tuổi trẻ, một người có lý tưởng, có tình cảm, có dã tâm, có chí hướng khắp bốn phương đất trời mà không dành hết công sức theo đuổi công lao sự nghiệp và tiền tài danh vọng, ấy là một điều lãng phí cho tuổi trẻ đầy nhiệt huyết.

Nhưng đến khi cuộc đời bước vào cánh cửa trung niên, thay vì mù quáng vì bạc tiền cơm áo, người ta phải nhìn thấu danh lợi và tranh đấu thị phi ẩn đằng sau. Muốn đạt được danh lợi thì nhất định phải không ngừng giành giật hết người này đến người khác, cả cuộc đời chìm ngập trong sự bon chen và vất vả, không khác gì dã tràng xe cát biển Đông, nhọc nhằn mà chưa biết nên công cán gì.

Do đó, thay vì lênh đênh chìm nổi ở độ tuổi 50, chúng ta nên dành thời gian quý báu còn lại cho người nhà, đặt hết tinh lực còn lại để chăm sóc chính mình, dừng bước trên con đường danh lợi hiểm nguy mà tận hưởng phú quý bình an và phúc khí của cuộc đời.

Thứ hai, tránh xa nơi tửu sắc tài vận

Cuộc đời có rất nhiều niềm hạnh phúc khác nhau, cũng như có rất nhiều cách khác nhau để đem lại hạnh phúc, không nhất thiết phải phụ thuộc vào 4 yếu tố Tửu - Sắc - Tài - Vận. Cho dù yêu thích bất cứ thứ gì trong 4 yếu tố này, nếu chúng ta quá chìm đắm và mù quáng trong đó thì nhất định sẽ mang tới tai họa cho chính mình.

20 tuổi chạy theo ái tình, 30 tuổi chạy theo vật chất, nhưng người đến 50 tuổi phải tránh xa 2 thứ là ngọn nguồn đem đến mọi tai họa này! - Ảnh 2.

"Tửu là chất độc, Sắc là con dao thép, Tài là mãnh hổ trên núi và Vận là rễ mầm của tai họa". Ở đây, Rượu đại biểu cho nhu cầu ăn uống, Sắc đại biểu cho sự thỏa mãn dục vọng, Tài đại biểu cho sự tham lam hưởng thụ, còn Vận đại biểu cho khát vọng cuộc sống hạnh phúc dễ dàng hơn.

Tác giả Tăng Quốc Phiên người Trung Quốc, từng nói rằng: "Tửu là chất độc, Sắc là con dao thép, Tài là mãnh hổ trên núi và Vận là rễ mầm của tai họa". Ở đây, Rượu đại biểu cho nhu cầu ăn uống, Sắc đại biểu cho sự thỏa mãn dục vọng, Tài đại biểu cho sự tham lam hưởng thụ, còn Vận đại biểu cho khát vọng cuộc sống hạnh phúc dễ dàng hơn. Cho dù là gì, bốn loại yếu tố đại biểu dục vọng này đều là những nhân tố bất lợi cho người ở độ tuổi trung niên, càng sớm tránh ra, cuộc sống của họ mới càng trở nên thoải mái.

Sau cánh cửa năm mươi, thân thể con người cần được chú trọng bảo dưỡng, nâng cao sức khỏe mới có thể tận hưởng phúc khi cuộc đời. Còn bốn bức tường Tửu - Sắc - Tài - Vận nếu ngày càng được mở rộng và to lớn hơn, chiếm hết diện tích còn lại, chính tuổi thọ của con người sẽ ngày một bị thu hẹp lại rồi dần dần mất đi, không còn lấy một điểm tựa để níu kéo. Chính vì vậy, người đến năm mươi tuổi phải ngày càng trí tuệ, ngày càng cao minh. Họ không cao ở độ tuổi mà cao ở cảnh giới coi tài phú danh lợi như mây bay, coi tửu sắc tài vận như giày rách. Không chạm tới hai nơi nguy hiểm này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tránh xa mọi mầm mống tai họa không mời mà đến.

Dương Mộc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên