20 tuổi lo học tập, 30 tuổi lo tự lập nhưng người 40 tuổi chỉ lo "trật bánh": 3 sai lầm cần tránh nhầm lẫn để cơ nghiệp vài chục năm không lụi tàn chỉ trong một ngày
Khổng Tử đã nói: "Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc" nhưng rất nhiều người 40 tuổi vẫn không thể làm được "bất hoặc" để tránh khỏi những sai lầm tai họa này.
- 06-05-2019Bỏ việc công chức để về quê trồng rau, nuôi lợn rồi thành tỷ phú, người đàn ông này khiến ai ai cũng nể phục: Phải hiểu hương vị của nghèo đói mới dám bứt ra khỏi vùng an toàn, bị coi thường thì đã sao?
- 03-05-2019Núi vàng núi bạc cũng không bằng làm được 20 điều sau, thực hiện đủ thì tự thân giàu có đến tỷ phú cũng phải ước mơ
- 02-05-201920 tuổi chạy theo ái tình, 30 tuổi chạy theo vật chất, nhưng người đến 50 tuổi phải tránh xa 2 thứ là ngọn nguồn đem đến mọi tai họa này!
Trong cuộc đời con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, mỗi giai đoạn tuổi tác trong đời sẽ mang những sứ mạng, quan điểm về cách nhìn đời, nhìn người và cách ứng xử với xã hội khác nhau.
Theo Khổng Tử thì trong cuộc đời con người trải qua 6 giai đoạn như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ".
Nghĩa là: Mười lăm tuổi mới chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi mới lo tự lập sự nghiệp. Bốn mươi tuổi mới thấu hiểu và không phạm sai lầm, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời. Sáu mươi tuổi mới có kiến thức và kinh nghiệm hoàn hảo để tỉnh táo trước mọi điều nghe được. Bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không vượt khỏi khuôn khổ của pháp lý và đạo lý.
Trên thực tế, hai giai đoạn đầu chỉ cần dốc sức dốc lòng, chúng ta vẫn có thể đạt được nhưng ở độ tuổi bốn mươi, thật sự vẫn có rất nhiều người chưa học được cách thấu hiểu vạn vật vạn sự, từ đó tránh khỏi những sai lầm.
Họ chưa nhận ra tuổi trung niên cũng giống như trà, thơm hay không phải tự thưởng thức mới biết; tuổi trung niên lại càng giống như nước, nước càng sâu thì càng chảy chậm.
Người đàn ông khi bước vào ngưỡng 40 tuổi nên học cách trầm tĩnh lắng đọng, từ bỏ sự phù phiếm và cố chấp thời tuổi trẻ và tìm hướng đi phấn đấu cho cuối cuộc đời mình.
Nếu ở ngưỡng cửa 40, chúng ta vẫn còn phạm vào 3 sai lầm sau thì cuộc đời nhất định sẽ "trật bánh" và không còn đủ thời gian để hối hận hay thay đổi trong muộn màng.
1. Làm liều, không quan tâm tới hậu quả đem tới cho gia đình và cảm xúc của người thân
Cuộc đời giống như một canh bạc lớn. Chúng ta tự nhủ rằng, muốn thắng lớn thì phải làm liều hay như câu "Không vào hang cọp sao bắt được cọp con". Một khi bắt đầu có tâm lý may mắn như vậy, ai cũng dễ dàng sa đọa trong đó, rơi vào cái bẫy của sự tham lam. Trước liều một, sau liều mười, liều hết cả vốn liếng, cuối cùng bị dồn vào con đường cùng.
Khi tuổi trẻ cuồng ngạo, sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chúng ta có nền tảng để làm liều, cũng có cả thời gian để xây dựng lại nếu gặp kết quả không tốt. Tuy nhiên, "được ăn cả, ngã về không" sẽ trở thành cú đánh chí mạng với những người đã đi qua cánh cửa 40 tuổi, liệu họ còn có bao nhiêu tâm huyết, sức lực và thời gian để bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng?
2. Tâm lý "chán cơm thèm phở", không trân trọng hạnh phúc đang có được mà chỉ lạc lối trong những thứ không thuộc về mình
Tuổi trẻ chưa trưởng thành, tâm lý còn non nớt và ấu trĩ, chúng ta có thể dễ dàng mất kiểm soát lời nói và hành động của mình, gây ra một số sai lầm không đáng có.
Vốn dĩ kinh qua năm tháng mài mòn, trải nghiệm nhiều hơn, nội tâm cũng phải trở nên ổn định. Tuy nhiên, khi người đàn ông ở giai đoạn chuyển giao sang độ tuổi trung niên thì quan hệ hôn nhân cũng cùng lúc bước vào quá trình chuyển giao từ tình yêu sang tình thân và gia đình.
Cảm xúc mãnh liệt trước kia sẽ dần dần trở nên phẳng lặng, bình thản. Đó cũng là lúc những người đàn ông dễ dàng "trật bánh", rơi vào cái bẫy ngoại tình, phản bội gia đình và người thân để kiếm tìm cảm giác mới mẻ, kích thích. Tuy nhiên, cảm giác nhất thời ấy có thể sẽ phải đánh đổi bằng một cái giá rất đắt, khiến người ta hối hận cả đời.
Có một người đàn ông phấn đấu suốt nửa cuộc đời, cuối cùng cũng leo lên được chiếc ghế Phó chủ tịch, nắm trong tay rất nhiều hợp đồng béo bở của công ty. Cứ tưởng cuộc sống bắt đầu xuôi chèo mát mái thì trong một lần chuẩn bị ký hợp đồng với nhà đầu tư của một hạng mục lớn, vợ của vị Phó chủ tịch đó bất ngờ chạy tới tận văn phòng công ty đánh ghen và làm ầm ỹ đòi ly hôn.
Nhà đầu tư đúng lúc chứng kiến toàn bộ quá trình và phát hiện nguyên nhân là do Phó chủ tịch ngoại tình, lén nuôi một cô tình nhân ở ngoài còn đang mang thai một đứa con ngoài giá thú. Nghe vậy, bên phía chủ đầu tư hạng mục lập tức thay đổi thái độ, nghi ngờ về nhân phẩm và uy tín của công ty nên yêu cầu hủy bỏ vụ hợp tác lần này.
Có thể thấy rằng, ở bất cứ một vị trí nào, đặc biệt là tại nơi làm việc, uy tín và danh tiếng là nhân tố cực kỳ quan trọng. Đánh mất hai chữ "danh dự" sau nhiều năm nỗ lực vun đắp từng chút một chỉ vì hành vi ngoại tình thì không khác gì tự hủy hoại tương lai.
3. Bị ảnh hưởng bởi năng lượng tiêu cực, giữ tâm lý ghen tỵ, không thể vượt qua chính mình
Sống trên đời, nếu không có tâm thái tốt thì chuyện dù đơn giản đến mấy cũng có thể biến thành phức tạp. Mỗi người đều tự có quy luật sống và quy tắc ứng xử của riêng mình, người ngoài có thể không hiểu nhưng phải lựa chọn tôn trọng sự khác biệt đó, không vì thế mà sinh ra những cảm xúc ganh ghét, năng lượng tiêu cực. Một người đàn ông đã trải qua gần nửa đời người mà không rèn luyện được một tâm lý tốt thì sẽ chẳng đủ bản lĩnh để làm nên việc lớn.
Trong cuốn sách "Đắc nhân tâm" (How to Win Friends and Influence People), tác giả Dale Carnegie có viết một đoạn như thế này: "Có người nào bạn đang muốn họ thay đổi và sửa mình để tiến bộ hơn không? Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này. Nhưng tại sao lại không bắt đầu từ bản thân mình? Thay đổi chính mình là một việc có ích và thực tế hơn nhiều so với việc thay đổi người khác và khả năng thành công cũng cao hơn rất nhiều. Khổng Tử từng nói: Đừng chỉ trích mái nhà hàng xóm nhiều tuyết trong khi cửa nhà mình lại không sạch."
Chúng ta không thể lấy mình làm thước đo cho cả xã hội vì cuộc sống như một chiếc thang dài không điểm kết thúc, cho dù chúng ta leo đến bậc nào, vẫn có người đứng ở dưới nhìn lên chúng ta, càng có người đứng ở trên nhìn xuống. Chúng ta chỉ nên nhìn thẳng và sống thẳng, không cúi đầu tự ti, không vênh váo kiêu ngạo, tự nhìn thẳng vào chính mình.