MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2013 - Năm kỷ lục của hủy niêm yết

Điều đáng buồn nhất là TTCK năm 2013 chứng kiến đến 4 doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc do quy chế công bố thông tin. Và, thị trường cũng buồn với sự ra đi hoàn toàn tự nguyện của 12 doanh nghiệp.

>>Những sự kiện nổi bật 2013

Nếu như năm 2011 một doanh nghiệp hủy niêm yết sẽ là chủ đề bàn ra, bàn vào hết tháng này qua tháng khác thì nay tình hình đã quay ngoắt 180 độ khi câu chuyện rời sàn trở nên phổ biến đến mức nhà đầu tư chặc lưỡi: Đó là chuyện của doanh nghiệp, chuyện của cổ đông công ty đó. Chẳng phải chuyện của mình! Đối với những doanh nghiệp có độ phủ cổ đông lớn hơn thì có thêm chút quan tâm nhưng nhìn chung những câu hỏi mang tầm "vĩ mô" không còn nữa.

Năm 2013-Kỷ lục của hủy niêm yết

Nếu như năm 2012 các phương tiện truyền thông giật tít: "Chưa năm nào có nhiều cổ phiếu bị hủy niêm yết như năm nay" thì năm nay tít này vẫn mới. Kỷ lục 22 cổ phiếu bị hủy niêm yết của năm 2012 đã là dĩ vãng khi năm 2013 có đến 37 doanh nghiệp rời sàn.

Năm 2013, việc tái cơ cấu đã lên đến cao trào khi mà "cơ thể cũ" không gánh vác nổi hoạt động kinh doanh hiện hành một cách tốt nhất. Nhiều doanh nghiệp chọn phương án sáp nhập với doanh nghiệp khác để mạnh hơn. Những cuộc cộng gộp xảy ra ngay trên thị trường niêm yết và đã khiến TTCK chia tay 5 mã cổ phiếu.

Và, thị trường cũng buồn với sự ra đi hoàn toàn tự nguyện của 12 doanh nghiệp. Đơn giản họ rời sàn theo ý nguyện của ĐHCĐ là cấp cao nhất của một doanh nghiệp cổ phần. Không quá nhiều lý do được đưa ra.

Bức tranh hủy niêm yết 2013 khác xa 2012

Năm 2012 [xem thêm: TTCK 2012: Trái táo độc của mụ phù thủy], các doanh nghiệp hủy niêm yết chủ yếu là do lỗ 3 năm liên tiếp hoặc đã được chấp thuận niêm yết nhưng rồi nhận thấy chưa phải là thời cơ nên lặng lẽ rời sàn. Sang năm 2013, bức tranh hủy niêm yết đã có màu sắc tái cơ cấu khi rất nhiều doanh nghiệp hủy để bắt đầu một cơ hội mới.

SLCP Hủy niêm yết

Lý do

PVF

600000000

Sáp nhập WTB, tái cơ cấu

PHT

21440030

Sáp nhập TLH, tái cơ cấu

SEL

4850000

Sáp nhập SJE, tái cơ cấu

RHC

5120000

Sáp nhập SJD, tái cơ cấu

DHL

5500000

Sáp nhập HDO, tái cơ cấu


Để sáp nhập và tái cấu trúc công ty, nhiều doanh nghiệp đã phải rời sàn niêm yết như PVFC, PHT, SEL, RHC, DHL.

Điểm đáng chú ý là số doanh nghiệp hủy niêm yết vì thua lỗ 3 năm liên tiếp và lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ chỉ chưa bằng một nửa tổng lượng cổ phiếu hủy niêm yết. Trong số những doanh nghiệp rời sàn niêm yết vì lỗ, chỉ có STL đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCom và đã tạo sóng giá lớn.

SLCP Hủy niêm yết

Lý do

STL

15000000

Lỗ lũy kế>VĐL, sang UpCom

SBS

126660000

Lỗ lũy kế>VĐL

THV

57749995

Lỗ lũy kế>VĐL

DDM

12244495

Lỗ lũy kế>VĐL

VSG

11044000

Lỗ 3 năm,Lỗ lũy kế>VĐL

TLC

9980000

Lỗ 3 năm,Lỗ lũy kế>VĐL

SVS

13500000

Lỗ 3 năm, giải thể

VES

9007500

Lỗ 3 năm

VCH

3970000

Lỗ lũy kế>VĐL, kt từ chối đưa ý kiến

IFS

6875359

Lỗ lũy kế>VĐL

SDJ

4343700

Lỗ lũy kế>VĐL

SHC

4309550

Lỗ lũy kế>VĐL

SD8

2800000

Lỗ lũy kế>VĐL

S27

1562833

Lỗ lũy kế>VĐL

SCC

1980000

Lỗ 3 năm


Điều đáng buồn nhất là TTCK năm 2013 chứng kiến đến 4 doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc do quy chế công bố thông tin. Trong đó có chứng khoán Tràng An và Chứng khoán Golden Bridge.

SLCP Hủy niêm yết

Lý do

DHI

2628042

Hủy tự nguyện, Giải thể

CIC

4635062

Hủy bắt buộc, CBTT

MCL

2220000

Hủy bắt buộc, CBTT

TAS

13900000

Hủy bắt buộc, CBTT

GBS

13500000

Hủy bắt buộc, CBTT

NTB

39779577

Hủy bắt buộc, KT từ chối đưa ý kiến

MIH

4000000

Hủy tự nguyện

HPB

3880000

Hủy tự nguyện

KBT

3001699

Hủy tự nguyện

HBD

1535000

Hủy tự nguyện

XMC

19998240

Hủy tự nguyện

AGD

11999930

Hủy tự nguyện

GFC

8480000

Hủy tự nguyện

AVS

36000000

Hủy tự nguyện, giải thể

DTC

4000000

Hủy tự nguyện, sang Upcom

VFC

34000000

Hủy tự nguyện, sang Upcom

TLT

6989800

Hủy tự nguyện, sang Upcom

Thanh Hiên

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên