22 tuổi mất chồng, 33 tuổi bán công ty cho Jack Ma và trở thành nữ tỷ phú ở tuổi 43, người phụ nữ này đã làm điều đó như thế nào?
Cuộc đời của nữ doanh nhân Trần Tiểu Anh đã khiến nhiều người ngưỡng mộ.
- 16-10-2021Nhìn lại thế giới của Jack Ma và quyền lực tuyệt đối với truyền thông Trung Quốc: Chuyện vỡ lở chỉ từ một scandal
- 13-10-2021Jack Ma nói 'không quan tâm đến tiền', một doanh nhân khác thẳng thắn nhận xét 'Đó là vì anh đã kiếm được rất nhiều tiền và không cần phải quan tâm nữa'
- 29-09-2021Tỷ phú là Jack Ma của Nhật Bản: Thích phá vỡ mọi khuôn mẫu, đăng ký lên mặt trăng cùng Elon Musk, nghỉ hưu sớm khi sự nghiệp đỉnh cao để tận hưởng cuộc sống
Tuổi thơ nghèo khó và bước đầu xây dựng sự nghiệp
Trần Tiểu Anh sinh vào năm 1976 ở huyện Đồng Lư, Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc). Cả nhà 4 người của Trần Tiểu Anh phải sống dựa vào tiền lương ít ỏi của người bố.
Khi Trần Tiểu Anh lên cấp hai thì bố cô qua đời. Gia đình mất đi trụ cột kinh tế buộc Trần Tiểu Anh phải nghỉ học. Sau đó, một mình cô lặn lội lên thành phố Hàng Châu để làm thêm kiếm tiền.
Vì trình độ văn hóa thấp nên Trần Tiểu Anh chỉ có thể làm công nhân tại một xưởng nhuộm. Nhờ vào chế độ bao ăn bao ở của công xưởng nên Trần Tiểu Anh có thể gửi toàn bộ tiền lương về quê nhà.
Với bản tính siêng năng chăm chỉ, Trần Tiểu Anh bắt đầu ổn định với cuộc sống tại thời điểm đó. Không lâu sau, cô đã gặp người chồng đầu tiên của mình, Nhiếp Đằng Phi. Vì có sự đồng điệu trong gia cảnh và tuổi tác nên hai người đã hết mực yêu thương nhau, đồng thời còn vạch ra con đường để thay đổi vận mệnh.
Lúc bấy giờ, ngành xuất nhập khẩu Hàng Châu đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng trong khâu giao nộp tờ khai hải quan đến cảng khẩu theo đúng thời gian quy định.
Chớp lấy thời cơ này, Nhiếp Đằng Phi bắt đầu thử sức giúp các công ty xuất nhập khẩu nộp tờ khai hải quan và bảo đảm sẽ hoàn thành trong 1 ngày. Cứ thế, Nhiếp Đằng Phi có thể kiếm được hơn 1.000 NDT (hơn 3,5 triệu) chỉ trong vòng 1 tháng. Đó là số tiền rất lớn trong những năm 1990 ở Trung Quốc.
Sau đó, Trần Tiểu Anh và Nhiếp Đằng Phi tập trung vào cơ hội làm ăn này. Hai người đã nghỉ việc ở công xưởng và kéo theo đồng nghiệp Chiêm Tế Thịnh để hợp tác làm "chân chạy" nộp khai báo hải quan.
Đến năm 1992, ba người cùng thành lập công ty chuyển phát nhanh nội địa đầu tiên của Trung Quốc - Shengtong Express (tiền thân của STO Express). Thời gian đó, lĩnh vực chuyển phát nhanh vẫn chưa được hợp thức hóa. Theo đó, Trần Tiểu Anh và Nhiếp Đằng Phi đang kinh doanh trên rủi ro rất lớn.
Thời điểm mới mở công ty, Trần Tiểu Anh và Nhiếp Đằng Phi không có nguồn lực kinh tế lẫn nhân lực, hoàn toàn khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Trần Tiểu Anh ngày ngày chìm ngập trong hàng trăm cuộc điện thoại để chào mời khách hàng. Thế nhưng kết quả lại không mấy khả quan.
Khó khăn là thế, nhưng ba người vẫn không hề bỏ cuộc. Trải qua nỗ lực hơn một năm, công ty đã có thể kiếm được nguồn lợi nhuận lớn và giúp họ trở thành những nhà sáng nghiệp giàu có thời bấy giờ.
Nỗi đau mất chồng hóa thành ý chí
Shengtong Express đã xây dựng được thương hiệu và tích lũy số lượng khách hàng lớn ở Hàng Châu. Công ty ngày một lớn mạnh, Trần Tiểu Anh cảm thấy tên công ty hiện tại không phù hợp nên đã đổi lại thành Shentong Express (STO Express).
Sau đó 1 năm, mâu thuẫn nội bộ bắt đầu xảy ra và gay gắt đến mức không thể giải quyết ổn thỏa. Cuối cùng, Chiêm Tế Thịnh đã quyết định ra đi và tự thành lập nên TTK Express.
Ngay sau đó, Trần Tiểu Anh đã để anh trai Trần Đức Quân thay thế vị trí của Chiêm Tế Thịnh. Đồng thời, Shentong Express bắt đầu triển khai kế hoạch tuyển dụng trên quy mô lớn để phát triển lĩnh vực chuyển phát nhanh.
Năm 1998, Shentong Express trở thành công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh nổi tiếng nhất khu vực Trường Giang. Công ty liên kết với hơn 50 trang mạng điện tử khác nhau và sở hữu hơn 2000 nhân công. Trần Tiểu Anh và Nhiếp Đằng Phi đã thực hiện được lý tưởng ban đầu của mình.
Thế nhưng, trong năm 1998, Nhiếp Đằng Phi không may qua đời trong một tai nạn xe. Trần Tiểu Anh lúc này cũng chỉ mới 22 tuổi. Trong khi đó, Shentong Express mặc dù sở hữu hàng nghìn nhân công, nhưng công ty vẫn đang trong giai đoạn mới phát triển và không ổn định.
Cái chết đột ngột của Nhiếp Đằng Phi khiến công ty rơi vào khủng hoảng. Các nhân viên cấp cao đồng loạt rời đi để thành lập nên sự nghiệp riêng . Em trai của Nhiếp Đằng Phi là Nhiếp Đằng Vân thành lập Yunda Express. Hai người đồng hương khác của Trần Tiểu Anh cũng lần lượt thành lập nên Yuantong Express và Zhongtong Express.
Yunda, Yuantong, Zhongtong và Shunfeng (công ty chuyển phát nhanh mới nổi ở Quảng Châu) đã đe dọa đến sự tồn tại của Shentong. Trước nguy cơ này, Trần Tiểu Anh dẹp bỏ đau thương vì mất chồng để tập trung giữ vững sự nghiệp của Nhiếp Đằng Phi.
Dưới sự giúp sức của anh trai Trần Đức Quân, Trần Tiểu Anh đã chính thức tiếp quản Shentong Express và tiến thành thay đổi cơ cấu, đồng thời vạch ra chiến lược phát triển mới. Theo đó, Shentong đã thoát khỏi nguy cơ bị chèn ép và mở rộng phạm vi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Bằng chứng là Shentong Express đã sở hữu hơn 4.000 nghìn chi nhánh vận chuyển, gần 50.000 nhân công và tổng đơn vận chuyển mỗi ngày lên đến 1,5 triệu.
Sự lớn mạnh và cuộc chiến giá cả vận đơn đã loại bỏ hàng loạt những công ty chuyển phát nhanh nhỏ lẻ, từ đó hình thành nên cục diện "Tam Thông – Nhất Đạt – Nhất Phong" chiếm lĩnh ngành chuyển phát nhanh nội địa Trung Quốc; trong đó Tam Thông bao gồm Shentong – Yuantong – Zhongtong, Nhất Đạt là Yunda, Nhất Phong chính là Shunfeng.
Trở thành đầu tàu trong lĩnh vực chuyển phát nhanh Trung Quốc
Năm 2008, bằng nền tảng vững chắc, Shentong Express đã "thoát" được cuộc khủng hoảng tài chính. Bên cạnh đó, công ty đã chi hơn 300 triệu NDT (hơn 1 nghìn tỷ VND) để xây dựng mạng lưới trung tâm vận chuyển với trang thiết bị số hóa. Cùng thời gian này, Trần Tiểu Anh cũng bắt đầu nhắm đến miếng mồi béo bở đầy tiềm năng là Taobao.
Trên thực tế, "nguồn dinh dưỡng" nuôi sống các công ty vận chuyển chính là ngành thương mại điện tử. Được biết, lĩnh vực chuyển phát nhanh liên kết với thương mại điện tử vào năm 2005 và đây cũng là thời điểm Yuantong Express ký hợp đồng với Taobao.
Năm 2009, Taobao tung chiến lược làn sóng mua sắm ngày lễ độc thân 11/11. Các công ty chuyển phát nhanh đẩy mạnh kế hoạch để thu về sự hợp tác của Taobao.
Vào giai đoạn tranh chấp kịch liệt, Trần Tiểu Anh quyết định nước đi mạo hiểm là giảm giá phí vận chuyển từ 4 NDT (hơn 14.000 VND) thành 2,7 NDT (hơn 9.500 VND). Động thái này không chỉ gây sốc cho toàn bộ Shentong Express mà còn chấn động cả giới ngành chuyển phát nhanh.
Mặc kệ sự phản đối của toàn bộ công ty và nguy cơ thua lỗ, Trần Tiểu Anh đã thành công giành được 40% tổng vận đơn của Taobao trong "cơn bão" mua sắm 11/11.
Kết quả, Shentong không những không thua lỗ mà còn kiếm được phần lợi nhuận khổng lồ, đồng thời nắm chắc được sự hợp tác lâu dài của Taobao. Sự thành công của "cơn bão" mua sắm 11/11 của năm 2009 đã giúp Shentong Express trở thành đầu tàu của lĩnh vực chuyển phát nhanh Trung Quốc.
Bán đi sự nghiệp cho Jack Ma và thoái lui chuyển sang cục diện mới
Năm 2012, Trần Tiểu Anh mua lại Yunda Express với 160 triệu NDT (hơn 565 tỷ VND), đồng thời cô bắt đầu cuộc hôn nhân thứ hai với người đàn ông đã sát cánh bên cô trong hoạn nạn là Hề Xuân Dương.
Sau khi kết hôn, mặc dù đã rút khỏi chiến tuyến nhưng Trần Tiểu Anh vẫn dốc sức điều chỉnh những vấn đề quản lý còn tồn đọng trong nhiều năm qua của Shentong.
Cuộc đời thăng trầm của "Thái tử Huawei": 27 tuổi làm Phó chủ tịch, 45 tuổi ngồi tù, cái giá đắt cho thiên tài tham vọng
Đến năm 2016, tổng lượng giao dịch chuyển phát nhanh của Shentong trên toàn Trung Quốc đạt 20,76 tỷ vận đơn. Tài sản của Trần Tiểu Anh tính đến thời điểm hiện tại là 12 tỷ NDT (hơn 42,4 nghìn tỷ VND), đồng thời nằm trong danh sách xếp hạng những nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc.
Tháng 9/2017, Trần Tiểu Anh từ chức ở Shentong Express và giao sự nghiệp cho anh trai Trần Đức Quân. Sau đó, cô bắt đầu dấn thân vào các lĩnh vực khác như mở chuỗi phòng khám nha khoa, đầu tư mạng điện tử,…
Được biết, tính đến tháng 3/2019, Alibaba đã đầu tư 4,665 tỷ NDT (hơn 16,4 nghìn tỷ VND) và nắm giữ 14.65% cổ phần của Shentong Express. Đến tháng 8/2019, Alibaba lại mua thêm 31,35% cổ phần của Shentong bằng 9,982 tỷ NDT (hơn 35,2 nghìn tỷ VND). Theo đó, Trần Tiểu Anh đã bán 45% cổ phần của Shentong Express cho Alibaba, thu về thành công 14,6 tỷ NDT (51,6 nghìn tỷ VND).
Nhiều người cho rằng hành động bán Shentong cho Alibaba của Trần Tiểu Anh là quyết định ngu ngốc vì đã bỏ đi cơ sở làm ăn đầy tiềm năng. Thế nhưng Trần Tiểu Anh lại không nghĩ như vậy.
Cô cho rằng Shentong đã tồn tại lâu dài và cũng sẽ đến thời điểm lụi tàn trước "chiến tranh" của những công ty vận chuyển mới và sự thay đổi thời đại. Chính vì thế, cô quyết định lùi bước an toàn để tìm đến hướng đi mới cho cuộc đời.
Sau khi bán đi Shentong Express, Trần Tiểu Anh về lại quê nhà ở Đồng Lư tạo dựng chuỗi sản phẩm thiết kế ô dù. Với sự am hiểu về nhu cầu của người dùng trong nhiều năm, cô đã nghiên cứu sáng tạo ra chất liệu siêu không thấm nước để sản xuất dù.
Theo đó, người sử dụng chỉ cần vẫy nhẹ vài cái thì dù sẽ sạch nước. Sản phẩm thích hợp cho người dùng tham gia các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm,…
Chưa hết, Trần Tiểu Anh còn thiết kế lắp đặt thêm đèn pin chiếu sáng trong đêm, đánh mạnh nào nhu cầu tâm lý của phái nữ.
Với khối tài sản 10 tỷ NDT (hơn 35 nghìn tỷ VND), Trần Tiểu Anh xếp thứ 60 trong bảng danh sách nữ tỷ phú sáng nghiệp từ hai bàn tay trắng vào năm 2020.
(Nguồn: 163)
Pháp luật và bạn đọc