23 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới
Báo cáo của tổ chức truyền thông US News và World Report cho thấy, Mỹ vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới bất chấp mức độ tín nhiệm dành cho tân Tổng thống Mỹ Donald Trump không được như kỳ vọng.
- 15-03-2017Trả lại 30 triệu USD tiền nhặt được, đây là quốc gia thật thà nhất hành tinh
- 13-03-2017'Cha đẻ' cuốn Quốc gia khởi nghiệp thừa nhận điều mà người Trung Quốc làm được nhưng người Do Thái không làm nổi
- 08-03-2017Ngay gần Việt Nam, phụ nữ quốc gia này nắm quyền về tài chính chỉ sau ở Na Uy, Thuỵ Điển
Bảng xếp hạng thường niên “Các quốc gia tốt nhất thế giới” của US News và World Report đánh giá 80 nước dựa trên một loạt tiêu chí bao gồm lịch sử văn hoá, quốc tịch và chất lượng cuộc sống. Một tiêu chí khác là “quyền lực”, trong đó xác định mức độ ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của một quốc gia cũng như sức mạnh quân đội và liên minh trong quốc tế của quốc gia này.
Cuộc khảo sát được tiến hành trên 21.000 lãnh đạo doanh nghiệp, giới tinh hoa và dân thường. Dưới đây là danh sách 23 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới theo xếp hạng của US News và World Report.
1. Mỹ
Gần 75% số người được khảo sát cho biết họ ít nhiều bớt đi sự tôn trọng dành cho Tổng thống Trump sau cuộc bầu cử ngày 8-11-2016 nhưng Mỹ vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng. Ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật cùng ngân sách quốc phòng lên tới 600 tỉ USD và nền kinh tế vững mạnh đã giúp Mỹ trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
2. Nga
Nhờ tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Nga vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng, trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Chi tiêu quân sự của Nga tiếp tục vượt xa các nước NATO. Hiện Moscow đang chi 5,4% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hằng năm cho mục đích phòng vệ, trong khi Mỹ là 3,3% GDP.
3. Trung Quốc
Do dân số lên tới 1,4 tỉ người nên Trung Quốc sở hữu lực lượng quân đội đông đảo nhất thế giới. Các chuyên gia dự báo Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 vào năm 2050.
4. Anh
“Vương quốc Anh là một quốc gia phát triển, có sức ảnh hưởng đáng kể về kinh tế, chính trị, khoa học và văn hoá quốc tế” - US News viết. Dù chưa rõ ảnh hưởng của sự kiện Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu) đối với vị thế của nước này nhưng hiện tại, Anh dường như đang trải qua một cú sốc lớn sau cuộc trưng cầu dân ý.
5. Đức
Thường được xem là cường quốc kinh tế của châu Âu, nước đông dân nhất của châu lục này đã thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trên vũ đài quốc tế kể từ khi thống nhất vào năm 1990.
Phó Hoàng Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman al Saud. Ảnh: REUTERS
Ngoài 5 quốc gia “đầu tàu” nói trên, Pháp, Nhật Bản, Israel, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) lần lượt giữ vị trí từ 6-10 trong bảng xếp hạng. Với GDP bình quân đầu người là 42.384 USD, Pháp tự hào là một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đồng thời là một trong những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Nhật Bản, một trong những quốc gia đi đầu về công nghệ, được xem là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Đối với Israel, một đất nước có dân số chỉ hơn 8 triệu người, ảnh hưởng trên trường quốc tế của quốc gia này vẫn rất lớn. Kinh tế mạnh, nền giáo dục hiệu quả và thu nhập bình quân đầu người cao khiến Israel nắm giữ vị trí số 8 trong bảng xếp hạng.
Còn Ả Rập Saudi, không thể phủ nhận trữ lượng dầu mỏ khổng lồ đã giúp vương quốc này trở thành một trong những nước giàu có và quyền lực nhất ở Trung Đông. Trong khi đó, UAE là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Và sau Ả Rập Saudi, UAE có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trong khối các quốc gia Ả Rập.
Từ vị trí 11-23 lần lượt ghi nhận những cái tên quen thuộc, bao gồm Hàn Quốc, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Úc, Ý, Thụy Điển, Pakistan, Hà Lan, Tây Ban Nha và Qatar.