MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

24 gia đình "khá giả" góp tiền tỷ mua 8.000m2 đất hoang xây làng "biệt phủ": Xây dựng mất 4 năm, giá nhà tăng chóng mặt sau 10 năm

13-01-2023 - 20:01 PM | Lifestyle

Năm 2011, 24 gia đình này quyết định "bỏ phố về quê", cùng nhau đóng góp 150 triệu NDT để mua mảnh đất rộng 8.000 m2 xây dựng chốn ẩn náu đặc biệt.

Ở vùng núi phía bắc Đài Loan (Trung Quốc) có một "đào nguyên" thời hiện đại được dựng lên bởi 24 hộ gia đình trung lưu. Năm 2011, vì không thích cuộc sống thành thị, họ rủ nhau "bỏ phố về quê", góp 150 triệu NDT (hơn 500 tỷ đồng) để mua 8.000m2 đất hoang, lập ra một ngôi làng đặc biệt có tên là làng Oa.

Kiến trúc sư của làng Oa, ông He Chuanxin đã thiết kế ngôi làng dựa trên khái niệm 24 tiết khí trong năm: có đồng ruộng, suối nước, nhà cửa và núi non. NTK này dành gần một nửa diện tích đất đai để làm trang trại và những con đường mòn quanh làng. Trong làng không có đường nhựa hay đèn đường, chỉ có thiên nhiên, thảm cỏ và cây cối phát triển tự nhiên.

24 gia đình khá giả góp tiền tỷ mua 8.000m2 đất hoang xây làng biệt phủ: Xây dựng mất 4 năm, giá nhà tăng chóng mặt sau 10 năm - Ảnh 1.

Cư dân của làng đều là các doanh nhân, kiến trúc sư, bác sĩ, giáo viên… mỗi người đều có kinh nghiệm dày dặn, thậm chí 1/3 trong số họ có bằng tiến sĩ. Tại đây, họ được trở về với lối sống truyền thống, cùng nhau thưởng trà, làm ruộng, nấu ăn,...Cuộc sống điền viên thảnh thơi nhưng vẫn đủ đầy, họ ra ngoài cũng không khóa cửa, trong làng đã 10 năm không có trộm cướp. Cư dân không so bì chuyện sang giàu mà chỉ dành thời gian để tận hưởng cuộc sống.

Kiến trúc sư He Chuanxin quan niệm: "Về hưu không phải ở nhà trải qua những ngày cuối đời, mà để bắt đầu một chặng đường khác của cuộc đời. Sống với những người bạn mà mình có thể sẻ chia là cách sống tốt nhất".

Đối với họ, một "dinh thự" không phải là một tòa nhà đơn lẻ, mà là một nhóm những người cùng chí hướng sống trong cùng một khu định cư. Ý tưởng "xây dựng một ngôi làng" bắt đầu với 2, 3 người, sau đó dần dần có bạn bè tham gia, và cuối cùng là 24 người trước khi bắt đầu xây dựng.

Cùng chung sống như một đại gia đình

Trước khi thiết kế làng Oa, kiến trúc sư He Chuanxin và nhóm bạn của mình đã đến thăm các khu định cư cổ xưa như Làng Gia Cát và Làng Bát Quái với lịch sử hàng trăm năm ở Ôn Châu (Trung Quốc). Các ngôi làng cổ này phát triển ven sông, nhà cửa xây dựng theo địa hình nối liền nhau, đời sống dân làng mộc mạc, giản dị. Đó là khu định cư sinh thái nơi môi trường và con người cùng tồn tại.

24 gia đình khá giả góp tiền tỷ mua 8.000m2 đất hoang xây làng biệt phủ: Xây dựng mất 4 năm, giá nhà tăng chóng mặt sau 10 năm - Ảnh 2.

Việc xây dựng làng Oa mất tổng cộng 4 năm. Những ngôi nhà dựng trên sườn dốc, chênh lệch độ cao 7m, nằm rải rác theo địa hình. Mỗi nhà đều có sân thượng, vươn tay ra có thể sờ vào những tán cây.

24 ngôi nhà được chia thành 4 dãy, mỗi dãy có một đặc điểm riêng. Những ngôi nhà ở dãy trên cùng có thể ngắm toàn cảnh làng, dãy thứ 2 và thứ 3 được kẹp ở giữa mang lại cảm giác an toàn và được bao bọc, còn lại là dãy thứ 4 có tầm nhìn rộng nhất, hướng ra mảng đất xanh của trang trại.

Mỗi ngôi nhà tương ứng với một tiết khí trong năm: Bạch Lộ, Thanh Minh, Cốc Vũ, Hạ chí... Cây trong sân nhà cũng sinh trưởng tương ứng với mùa để người dân ở có thể cảm nhận được sự thay đổi của xuân, hạ, thu, đông. Đi xuống dốc, có một con suối nhỏ ngăn cách khu dân cư và đất canh tác. He Chuanxin đã quy hoạch gần một nửa diện tích đất hoang thành trang trại trồng trọt, những con kênh cổ và cây cầu gỗ dùng để tưới tiêu vẫn được bảo tồn.

He Chuanxin nói: "Cả ngôi làng thực sự giống như một ngôi nhà lớn, 24 gia đình cùng nhau xây dựng nó. Điều chúng tôi muốn hiện thực hóa là lý tưởng về một ngôi làng truyền thống. Câu cá dưới suối và trồng rau trên ruộng và cảm nhận cách sống của người xưa".

24 gia đình khá giả góp tiền tỷ mua 8.000m2 đất hoang xây làng biệt phủ: Xây dựng mất 4 năm, giá nhà tăng chóng mặt sau 10 năm - Ảnh 3.

Kevin chuyển đến làng Oa 10 năm trước và là một trong những cư dân đầu tiên của làng. Vì những kỷ niệm thời thơ ấu sống ở nông thôn, anh đặc biệt thích sống trong một ngôi nhà có không gian rộng ở vùng ngoại ô. Nhà Kevin ở dãy thứ 2, tên là "Bạch Lộc", từ sân trước đi vào cửa sau, phòng khách ở lầu một. Ngôi nhà được xây dọc theo sườn dốc nên các phòng ngủ và không gian riêng đi lên, phòng ăn và sân sau đi xuống.

Để tạo điều kiện cho các con luyện tập trong lớp âm nhạc, Kevin đã đặt một cây đàn piano cổ điển và đàn xylophone ở góc cầu thang. Theo Kevin, nhà bếp là cốt lõi của ngôi nhà, và ăn uống là một chuyện rất hạnh phúc. Nhà bếp trong nhà anh ấy có cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn hướng ra sân sau.

Cây trong sân mỗi khi có quả chín, cả nhà sẽ hái và làm nước ép, đôi khi hai vợ chồng cũng cùng nhau nấu rượu rồi chia cho hàng xóm. Những hàng xóm cùng khu nhà Kevin cũng rất nhiệt tình và thường tụ tập ăn tối.

Mọi người dân tin tưởng lẫn nhau, có khi đi nước ngoài mấy ngày cũng không cần khoá cửa, 10 năm nay làng không xảy ra trộm cướp. Khi làng Oa mới được xây dựng, người dân đã chi 20 triệu đến 30 triệu đô la Đài Loan cho mỗi căn. Mười năm đã trôi qua, bây giờ giá nhà đã tăng gấp vài lần nhưng gần như chẳng ai có ý định bán.

Cùng nhau nghỉ hưu ở chốn tiên cảnh dương gian

Khi thiết kế làng Oa, He Chuanxin đầu tiên nghĩ đến cách phân bổ nhà cửa và đất đai, đồng thời khắc phục vấn đề ẩm ướt trong môi trường tự nhiên. Khi thiết kế ống xả, ông đã sử dụng gió bên ngoài để tạo thành áp suất thấp bên trong ống, dẫn luồng không khí phía dưới lên và xả, để đạt được hiệu quả thông gió tự nhiên.

Mỗi nhà cũng được lắp rãnh trên nóc để thu nước mưa, máng xối của mỗi nhà thông với nhau, nước được tập trung lại để tưới cây xanh trong công viên.Khác với mặt đường trải nhựa trong các khu dân cư nói chung, làng Oa sử dụng "lưới xanh vững chắc". Mặt ngoài lưới rất cứng nhưng ở giữa có đục lỗ để cỏ mọc lên trông xanh mướt. Người dân thường có cảm giác đi trên cỏ khi đi dạo, nhưng khi ô tô chạy qua, "lưới xanh" hoàn toàn có thể chịu được.

He Chuanxin nói: "Tính thấm nước rất quan trọng để đất có thể thở được. Khi trời mưa, nước có thể nuôi dưỡng đất, khi trời không mưa, sương cũng sẽ thấm vào đất". Cây xanh, mặt nước trong làng có thể điều hoà nhiệt độ, vào mùa hè nhiệt độ trong toàn làng thấp hơn bên ngoài từ 2 đến 3 độ C.

24 gia đình khá giả góp tiền tỷ mua 8.000m2 đất hoang xây làng biệt phủ: Xây dựng mất 4 năm, giá nhà tăng chóng mặt sau 10 năm - Ảnh 4.

Ngoài việc giữ nguyên 60 cây cổ thụ, He Chuanxin còn ghép hơn 100 cây lớn: "Khi bạn nhìn thấy cây đa lớn, bạn có cảm giác như đang ở nhà". Làng Oa không khác mấy so với hệ sinh thái cách đó 10 km nên côn trùng, chim chóc cũng sẽ quay lại và cư trú ở đây.

Giữa mỗi ngôi nhà, He Chuanxin sử dụng cây cối làm hàng rào để giữ sự riêng tư và kết nối với nhau.He Chuanxin cảm thấy rằng điều quan trọng nhất để biến làng Oa thành một "ngôi làng trăm tuổi" là sự kế thừa. Ông dựng một ngôi nhà trên ba cây đa cổ thụ trong làng, trẻ con thường đến đây chơi đùa, người lớn thỉnh thoảng tổ chức picnic, tiệc trà đơn giản. Nơi đây đã trở thành nơi gắn kết tình cảm giữa các thế hệ.

Ngoài làng còn có một con đường bắt đầu từ cổng vào nối liền từng hộ gia đình và từng khu vực công cộng, xung quanh là cây cối xanh tươi, cây trái mỗi mùa một cảnh sắc khác nhau. Trong một môi trường như vậy, khi mọi người gặp nhau trên đường, họ sẽ tự nhiên dừng lại và nói chuyện với nhau.

Mỗi hộ gia đình đều có đèn lồng điện riêng, để tránh ánh sáng quá mức, trong làng không có đèn đường, chỉ có những nguồn sáng yếu ớt gần bãi cỏ được thiết kế ở hai bên đường lái xe.

Sống ở đây, những người hàng xóm không so đo tiền tài, địa vị mà sống hoà thuận, thấu hiểu cuộc đời hơn ai hết. Những cư dân đã về hưu thường thích gặp nhau để chơi mạt chược, chơi nhạc và trồng hoa cỏ. Một số người dân đi làm ăn xa, cuối tuần lại đưa gia đình, con cái về làng uống trà, trò chuyện, chia sẻ cuộc sống thường nhật.

24 gia đình khá giả góp tiền tỷ mua 8.000m2 đất hoang xây làng biệt phủ: Xây dựng mất 4 năm, giá nhà tăng chóng mặt sau 10 năm - Ảnh 5.

Đối mặt với vấn đề tỷ lệ sinh giảm trên toàn thế giới, cùng với sự phát triển của y tế, con người vẫn có thể khỏe mạnh khi về già. He Chuanxin tin rằng nghỉ hưu theo nhóm sẽ trở thành một xu hướng.

"Bây giờ tôi sắp 52 tuổi và tôi đã nghĩ, mình sẽ chết như thế nào? Không phải là chờ chết ở nhà sau khi nghỉ hưu, mà là sau khi nghỉ hưu, bạn bắt đầu bắt đầu một cuộc sống khác, sống với bạn bè mà bạn có thể nói chuyện, sẻ chia.

Chúng tôi có thể cùng nhau tâm sự rất nhiều chuyện, cùng nhau đi chơi, cùng nấu rượu". Người trong làng quý trọng các mối liên hệ cộng đồng và quan niệm láng giềng hòa thuận là sức khỏe, mà sức khỏe là vô giá.

Ánh Lê

Thể thao văn hóa

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên