25 năm dỡ bỏ lệnh cấm vận, quan hệ Việt – Mỹ giờ ra sao?
"Hôm nay tôi tuyên bố dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam", Tổng thống Mỹ Bill Clinton phát biểu vào lúc 5h chiều này ngày 3/2/1994. Phát ngôn này của ông đã chấm dứt lệnh cấm vận vận thương mại kéo dài 19 năm với Việt Nam, mở ra một chương mới cho sự hợp tác, phát triển giữa hai nước.
- 18-01-2019Thông điệp của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và lời hứa với Việt Nam
- 27-12-2018Hoa Kỳ nhập siêu gần 32 tỷ USD từ Việt Nam
- 10-09-2018Doanh nghiệp Hoa Kỳ lạc quan với triển vọng phát triển của Việt Nam
Xuất nhập khẩu
Một trong những yếu tố được nhắc nhiều đến sau khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ là thương mại. Ngày 17/10/2001 khi Tổng thống George W. Bush phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, mở ra đường phát triển cho quan hệ giao thương giữa hai nước.
Quan hệ kinh tế Việt – Mỹ theo đó đã, đang và sẽ phát triển nhanh chóng. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng gần gấp 3 trong 7 năm qua, hiện đạt trên 60 tỷ USD. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 39% trong năm 2018. Đồng thời, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, tăng 14% so với năm trước.
Theo OEC (Observatory of economic complexity), Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại (Samsung), tiếp đó là hàng dệt may, giày dép,…
Còn hàng Mỹ nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là mạch điện tử, kim loại, rau củ quả và hàng dệt may.
Khách du lịch
Chính phủ Hoa Kỳ cho phép người dân sang du lịch Việt Nam kể từ năm 1991. Trong vòng 2 năm trở lại đây, lượng du khách Mỹ đến Viêt Nam tăng ổn định, xu hướng này thể hiện rõ nét hơn sau chuyến thăm Việt Nam của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 5 năm 2016. Đến hết năm 2018, lượng khách Mỹ chiếm 6% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đạt 687,2 nghìn lượt người.
Cột mốc quan trọng về các hiệp định và thỏa thuận hợp tác
Theo Bộ Ngoại giao, tính từ thời điểm Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 3/2/1994 đến nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đang hợp tác trong nhiều thỏa thuận ở các lĩnh vực kinh tế và xã hội, khoa học công nghệ,…
- Ngày 27/6/1997: Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả
- Ngày 26/3/1998: Hiệp định về hoạt động của Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) tại Việt Nam
- Ngày 9/12/1999: Hiệp định bảo lãnh khung và Hiệp định khuyến khích dự án đầu tư giữa Ngân hành Nhà nước VN và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ - EXIMBANK
- Ngày 13/7/2000: Hiệp định Thương mại song phương
- Ngày 26/3/2001: Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ
- Ngày 1/5/2003: Hiệp định Dệt-may
- Ngày 14/1/2004: Hiệp định Hàng không - Một số hãng vận tải Hoa Kỳ đã có thỏa thuận chia sẻ mã của bên thứ ba với Vietnam Airlines. Các chuyến bay trực tiếp giữa Thành phố Hồ Chí Minh và San Francisco bắt đầu vào tháng 12 năm 2004.
- Ngày 26/2/2004: Thỏa thuận hợp tác về phòng chống ma túy
- Ngày 31/05/2006: Hiệp định thương mại song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Ngày 17/6/2013: Hiệp định mới về Hợp tác y tế và khoa học y học - Việt Nam đã tiếp nhận 67,9 triệu USD tiền mặt và 25,5 triệu USD hiện vật từ Chương trình hỗ trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR)
- Ngày 6/5/2014: Hiệp định hợp tác sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân
Giải quyết hậu quả chiến tranh
Ông Chuck Searcy - Chủ tịch tổ chức Cựu chiến binh Mỹ vì hòa bình đã từng nhiều năm hỗ trợ các nạn nhân bom mìn và chất độc Da cam/dioxin ở Việt Nam.
Tại Washington ngày 10/ 9 năm ngoái, ông cho biết ông rất hài lòng vì công tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam đã đạt được nhiều tiến triển trong những năm qua. Nhưng bom mìn vẫn là vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết. Mỹ sẽ hỗ trợ vấn đề này trong vòng 5 - 7 năm tới.
Mới đây, Quốc hội Mỹ đã lần đầu tiên cho phép lấy một phần ngân sách của bộ Quốc phòng Mỹ cho các hoạt động tẩy độc dioxin ở sân bay Biên Hòa.
Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua 11 triệu USD trợ giúp về y tế cho người khuyết tật (trong đó có nạn nhân chất độc Da cam/dioxin), và 84 triệu USD cho dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng.