3 bài học đắt giá về khả năng lãnh đạo từ bức thư của những CEO danh tiếng
Có nhiều cách để trả lời cho câu hỏi “Thế nào là một nhà lãnh đạo hiệu quả?” và phần lớn mọi người đều đồng ý rằng lãnh đạo tốt là người có thể làm được những gì họ rao giảng và truyền cảm hứng.
- 06-06-2017Hàng trăm cửa hàng Gong Cha đột nhiên đóng cửa và đổi tên thành LiHo: Bài học đáng tham khảo về thương hiệu và người nhận nhượng quyền
- 01-06-2017Internet đã cứu AirAsia như thế nào: Bài học từ CEO Tony Fernandes
- 22-05-2017Bài học nào từ Y2K, sự kiện khủng bố 11/9 đến WannaCry?
- 15-05-2017Sau 8 năm làm tổng thống, lần đầu tiên ông Obama chia sẻ 4 bài học về quyền lực và lãnh đạo
- 13-05-2017[Chuyện thất bại] James Dyson: Edison thời hiện đại và bài học xương máu
- 21-04-2017Vẫn "bình chân như vại" trước những rủi ro có thể ập đến vào cuối tuần này, phố Wall đã quên bài học Brexit?
CEO Satya Nadella của Microsoft khuyến khích nhân viên đứng lên sau thất bại
Khoảng 1 năm trước, Microsoft cho ra mắt một con bot trả lời tự động trên Twitter với tên gọi là Tay (tên chính thức là Tay.ai) nhằm thúc đẩy truyền thông về trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, mọi thứ đã sớm kết thúc trong thất bại ê chề khi tin tặc và người dùng can thiệp vào Tay, dạy nó những câu nói tục tĩu và phân biệt chủng tộc. Vài giờ sau khi ra mắt, Tay bị khai tử.
Không cần phải nói, đội ngũ phát triển Tay chắc chắn sẽ cảm thấy cực kỳ thất vọng. Tuy nhiên, đúng thời điểm này, CEO Nadella đã gửi tới cấp dưới một bức thư điện tử với nội dung động viên, khuyến khích họ tiếp tục cống hiến. “Hãy tiếp tục tiến lên và luôn nhớ rằng tôi luôn sát cánh cùng các bạn. Chìa khóa là tiếp tục học tập và hoàn thiện mình”, Nadella viết.
Từ câu chuyện của Nadella, bài học rút ra là ai cũng có sai lầm nhưng làm lãnh đạo tốt cần phải cho nhân viên biết họ luôn được hỗ trợ từ phía sau, dù là về công việc hay tinh thần. Tuy nhiên, làm sao để giúp cấp dưới đứng dậy sau những thất bại vẫn là câu hỏi khó.
Trong một cuộc phỏng vấn, Nadella tiết lộ cách thức của ông là tiếp tục khuyến khích, động viên. “Nếu cấp dưới làm việc trong lo lắng, sợ hãi, họ rất khó hay thậm chí là không thể có được sự đột phá”, Nadella khẳng định.
CEO Howard Schultz của Starbucks truyền cảm hứng cho nhân viên sau những hỗn loạn trên thị trường chứng khoán
Tháng 8/2015, những dấu hiệu suy thoái ở Trung Quốc gây ra tâm lý hoảng sợ dẫn tới việc 1.000 tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán. Trong thời điểm tồi tệ nhất, chỉ số Dow Jones sụt tới 588 điểm/ngày, gây tâm lý hoang mang trên thị trường.
Trong tình hình đó, CEO Howard Schultz của Starbucks muốn 190.000 nhân viên của hãng nhận thức rõ tình hình nên đã gửi một bản ghi nhớ kèm theo những lời nói khuyến khích tới cấp dưới để đảm bảo họ phục vụ khách hàng tốt nhất.
“Khách hàng của chúng ta có thể phải trải qua sự lo lắng tột độ với hàng loạt những quan ngại. Các bạn hãy ghi nhớ điều mà các bạn vẫn luôn tuân theo: Thành công của chúng ta không phải một thành quả có sẵn mà là thứ mà chúng ta phải phấn đầu từng ngày để đạt được. Hãy nhạy cảm với những áp lực của khách hàng và làm tốt hơn những gì họ mong đợi”, Schultz nói.
Với một doanh nghiệp, sự lãnh đạo và văn hóa luôn đóng vị trí hàng đầu. Sẽ dễ dàng hơn cho Schultz nếu ông chỉ đọc tin tức và dừng lại ở đó. Tuy nhiên, CEO của Starbucks đã không bỏ lỡ cơ hội để tăng ảnh hưởng với cấp dưới cũng như truyền cảm hứng và khuyến khích họ tạo ra dịch vụ tốt hơn.
Jeff Bezos dùng New York Times để làm cho Amazon tốt hơn
Vào mùa hè năm 2015, tờ New York Times danh tiếng đăng một bài báo gây chấn động về Amazon, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Theo đó, tờ báo mô tả Amazon với chính sách nhân sự hà khắc, đặt sự đổi mới và hiệu suất lên trên hạnh phúc của người lao động.
Ngay sau bài báo, CEO Amazon đã gửi bức thư tới toàn thể nhân viên. Trong bức tâm thư, Bezos nói: “Tôi không nhận ra Amazon này và tôi cũng hy vọng các bạn cũng vậy”. Tuy nhiên, Bezos cũng khuyến khích mọi người nên đọc bài báo của tờ Times và báo cáo lên cơ quan phụ trách nhân sự bất cứ trường hợp nào mà họ biết giống với câu chuyện báo chí đề cập. Thậm chí, nhân viên có thể gửi thư điện tử trực tiếp cho Bezos để phản ánh những gì đang diễn ra.
Thật thú vị, cách thức mà Bezos áp dụng đã khiến nội bộ Amazon có những thay đổi đáng kể trong cách đánh giá nhân viên cũng như thúc đẩy họ tiến lên phía trước.
Ngay từ những phản ứng ban đầu, có thể nhận thấy Bezos đặt cảm xúc sang một bên để học hỏi ngay từ những lời chỉ trích, ngay cả khi nó được đưa ra theo cách cực kỳ khó tiếp nhận. Đón nhận những lời chỉ trích chưa bao giờ là việc dễ dàng nhưng nó có thể chỉ ra những điểm yếu và giúp khắc phục. Thậm chí, với những phản hồi tiêu cực và hoàn toàn vô căn cứ, nó vẫn là cơ hội để nhìn nhận mọi thứ từ một góc khác.
Hãy nhớ rằng, lãnh đạo không phải là đặt ra các mục tiêu hay cố gắng gây ấn tượng với người khác. Lãnh đạo cần phải biết cách kết nối và hành động đúng lúc, đúng chỗ và đúng thời điểm. Hãy nói cho cấp dưới những gì họ cần nghe và làm gương cho họ noi theo.