3 cách giúp "giữ chân" nhân tài trong cơn khủng hoảng: Điều số 2 tưởng vô lý nhưng lại cực thuyết phục
Làm việc không mục đích, sếp lại vô tâm trong khi dịch bệnh khiến cả cuộc sống và công việc đều trở nên khó khăn hơn? Nếu nhân viên ở trong tình trạng đó quá lâu, họ chắc chắn sẽ chọn nghỉ việc, dù đó là những người giỏi nhất, trung thành và tận tụy nhất.
- 12-04-2020Dù bạn thành công, xinh đẹp hay thất bại, đại dịch Covid-19 cũng cho bạn nhận ra điểm tới hạn của chính mình
- 12-04-2020Có những người vẫn phải làm việc giữa thời kỳ cách ly: Chúng tôi ra đường vì các bạn, các bạn hãy ở nhà vì chúng ta
- 10-04-2020Đời người ai chẳng có vài lần khốn khổ nhưng số ít tài giỏi hơn kẻ thất bại ở chỗ làm được 3 việc quan trọng này: Muốn vươn mình vào nhóm thứ nhất thì nên sớm học hỏi
Đây là bài chia sẻ của Paul Argueta được đăng tải trên trang Addicted 2 Success. Anh hy vọng 3 lời khuyên này sẽ giúp bạn "chèo lái" công ty an toàn vượt qua quãng thời gian đầy khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra:
Tôi phải thừa nhận rằng tôi có chút sợ hãi. Tôi không biết rồi tình hình này sẽ đi về đâu, chưa nói đến những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn mà đại dịch có thể gây ra cho công ty của tôi.
Là chủ một doanh nghiệp, tôi biết đây không phải là thời điểm lý tưởng để tuyển dụng người mới, thậm chí một số công ty còn tiến hành cắt giảm nhân sự. Tôi cũng hiểu được rằng người tài thì rất khó để tìm, nhất là những ứng viên sáng giá cho các vị trí lãnh đạo.
Do đó, các sếp cần nói chuyện với nhân viên và cho họ biết công ty họ đang gắn bó sẽ phản ứng lại và tồn tại ra sao giữa cơn khủng hoảng. Bên cạnh đó, hãy thực hiện ngay 3 việc này để có thể "cầm chân" những người giỏi nhất dưới trướng của mình.
1. Lặp lại mục đích của bạn
Nếu bạn yêu cầu một người thợ nề bắt đầu xây nhưng không có một mục đích hay cái nhìn cụ thể về vật thể đang được làm, người đó cuối cùng chắc chắn sẽ bỏ cuộc vì mệt mỏi hoặc chán chường.
Trái lại, nếu bạn nói với họ rằng mỗi viên gạch họ đặt xuống dùng để xây bức tường cách ly và bảo vệ đất nước, hoặc tạo ra nơi trú ẩn cho cả gia đình họ, người thợ ấy nhất định có mục đích để cố gắng.
Vì thế, càng trong cơn khủng hoảng, bạn càng phải bình tĩnh và tự hỏi mình xem viễn cảnh mà bạn vẽ ra cho toàn thể nhân viên trong công ty là gì? Một sự sụp đổ hay một kế hoạch ứng phó khẩn cấp?
Tôi có thể cam đoan rằng sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn vẫn cần thiết ở nơi nào đó. Do vậy, hãy không ngừng nhắc nhở nhân viên của mình về điều ấy, đồng thời liên tục thuyết phục họ về nhu cầu đối với mặt hàng công ty đang cung cấp ở hiện tại và tương lai.
2. Giao phó nhiều nhiệm vụ hơn cho những người giỏi nhất
Mọi thứ trở nên khó khăn, tiền bạc khó kiếm cũng là lúc các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý nắm lại quyền kiểm soát bằng cách sa thải bớt nhân viên. Sau đó, họ sẽ đảm nhận tất cả trách nhiệm của những người đó để khiến các vấn đề chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, đây thực sự không phải là lúc để bạn "ôm" thêm việc vào mình đâu, trừ khi bạn bắt buộc phải làm như vậy. Thay vào đó, đây chính là thời điểm để bạn lãnh đạo và tìm ra những giải pháp hữu hiệu giải quyết những thách thức.
Do vậy, hãy chọn ra những nhân viên xuất sắc nhất của mình và giao cho họ nhiều nhiệm vụ hơn. Điều này nghe có vẻ trái với lẽ thường nhưng bạn hãy thử áp dụng một lần xem. Bản thân tôi vẫn hay giao cho những nhân viên bận rộn nhất nhiều công việc hơn và thường thấy kinh ngạc về kết quả của việc đó.
Giao nhiều công việc hơn cho người giỏi khiến họ tập trung nhiều hơn vào công việc, có động lực và năng suất hơn, đồng thời tạo cho họ cảm giác như đang ở vị trí của một người dẫn đầu.
Trong cơn khủng hoảng do Covid-19, tôi đã phân chia các dự án mới của công ty cho các nhân viên dưới trướng mình. Tôi đề cao những dự án có thể tạo ra thu nhập ngay lập tức, nhưng đồng thời phải có nhiều cơ hội phát triển dài hạn mà nhóm chưa đạt được do sự hạn chế về thời gian.
3. Quan tâm và kết nối nhân viên
Con người chúng ta có nhu cầu tương tác xã hội cao, vì thế, nếu ở trong tình trạng cách ly và hạn chế giao tiếp quá lâu, chúng ta sẽ bắt đầu tự nói chuyện với chính mình. Không chỉ vậy, nếu một trong số các nhân viên giỏi nhất của bạn cảm thấy như đang cô độc và bị bỏ rơi, họ sẽ dễ dàng bị lôi cuốn bởi những nơi khác sẵn sàng lắng nghe họ.
Do vậy, đừng ngần ngại việc dành ra đôi ba phút mỗi ngày để kết nối, đồng thời nghe và chia sẻ với nhân viên của mình về công việc cũng như cuộc sống. Nếu không thể gặp mặt trực tiếp do tình hình dịch bệnh thì bạn hãy gọi điện thoại, gửi email hay tận dụng các ứng dụng như Zoom, Google Hangouts hay Microsoft Teams.
Nhờ đó, các nhân viên dù làm việc từ xa nhưng vẫn có cảm giác được sếp quan tâm, lắng nghe và tạo cơ hội phát triển. Những hành động này thực sự có tầm quan trọng rất lớn trong việc gắn kết và củng cố sự vững mạnh cho công ty.
Tham khảo Addicted 2 Success