3 'cốc nước cứu mạng' trong ngày ai cũng nên biết để uống cho đủ
Uống nước không đơn thuần chỉ là thói quen trong ngày mà còn là hành động quyết định tình trạng sức khỏe của bạn.
- 22-09-2022Khách Tây đúc kết 'cẩm nang' uống cà phê chuẩn Việt: Cốc nước đẹp tới chảy nước miếng!
- 07-02-2022Câu hỏi: "Có 8 cốc nước thì 7 cốc có độc, uống cốc nào cho an toàn", ứng viên nữ đáp 1 câu mà ban giám đốc tủm tỉm, nhận ngay
- 30-01-2022Uống 1 cốc nước mật ong vào buổi sáng giúp kéo dài tuổi thọ nhưng nếu phạm phải 4 sai lầm này thì chỉ "gây họa" thêm cho cơ thể mà thôi
- 29-01-2022Thêm 1 thứ này vào cốc nước ấm sẽ thành "thuốc hạ đường huyết" tự nhiên, đều đặn uống hàng ngày sẽ giúp bệnh tiểu đường tránh xa bạn
Trong Y học cổ truyền Ayurveda Ấn Độ, uống đủ nước là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định tình trạng sức khỏe tổng thể. Nhờ nước mà năng lượng và chức năng não được đảm bảo. Đồng thời giúp giảm táo bón, thải trừ các chất thải, chất độc, hỗ trợ tiêu hóa và cuối cùng có tác dụng làm đẹp da.
Uống nước không đơn thuần chỉ là thói quen trong ngày mà còn là hành động quyết định tình trạng sức khỏe. Thậm chí trong nhiều tình huống, nó còn giúp phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ của chúng ta.
3 cốc "nước cứu mạng" trong ngày ai cũng nên biết
1. Uống ngay sau khi ngủ dậy: Cải thiện chức năng tuần hoàn, điều hòa nhu động ruột
Nữ MC truyền hình giảm 15kg trong 4 tháng để tránh bệnh tật, bí quyết giảm cân chị em nào cũng cần
Theo chuyên gia dinh dưỡng Stella Metsovas (đồng thời là chuyên gia sức khỏe của chương trình Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng của Mỹ), cho biết: "Uống nước ấm ngay sau khi ngủ dậy rất tốt, điều này giúp điều hòa nhu động ruột tốt hơn".
Một cốc nước ấm vào buổi sáng có thể giúp làm sạch cơ thể khỏi độc tố, chống lão hóa hiệu quả do nước ấm có thể giúp sửa chữa các tế bào da, giúp làm tăng độ đàn hồi cho da của bạn.
Thường xuyên uống nước ấm vào buổi sáng cũng sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố chẳng hạn như cặn mỡ lắng đọng trong hệ tuần hoàn, từ đó cải thiện chức năng tuần hoàn của máu, giúp cơ thể được thư giãn và được tưới máu tốt hơn.
Thêm vào đó, tiêu thụ nước ấm vào buổi sáng cũng giúp loại bỏ chất thải hiệu quả, tăng cường hoạt động trao đổi chất và giảm cơn đói.
2. Trước khi đi ngủ 1-2 giờ: Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
Hơn 70% cơ thể người được tạo thành nhờ nước, nếu thiếu đi thì máu sẽ trở nên cô đặc, dính lại khiến lưu thông máu bị ảnh hưởng. Nhất là khi con người ngủ một lúc 7 - 8 tiếng liên tục thì cơ thể vẫn bị mất nước do hít thở và đổ mồ hôi.
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, khoảng thời gian từ 6 - 9 giờ sáng là lúc mà nhiều người đã tử vong vì nhồi máu cơ tim và đột quỵ do mất nước. Các chuyên gia khuyên nên bổ sung nước cho cơ thể trong khoảng 1 - 2 giờ trước khi ngủ. Duy trì thói quen này sẽ giúp giảm nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu trong đêm.
Không những vậy, uống nước ấm vào buổi tối còn có tác dụng thư giãn và làm thuyên giảm các cơn đau. Không chỉ ở vùng bụng, nước ấm giúp làm dịu các cơn đau đầu, giảm nghẹt mũi và ở nhiều khu vực khác. Ngoài ra, uống nước ấm trước khi ngủ còn làm ấm cổ họng, giúp cổ họng dịu đi khi bị tích tụ chất nhầy.
3. Uống nước trước bữa ăn 30 phút: Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm cân
Ai trong chúng ta đều biết rằng thói quen ăn uống vô tội vạ và béo phì là nguyên nhân của vô số căn bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, cao huyết áp. Để phòng tránh điều đó, không gì tốt hơn việc điều chỉnh thói quen ăn uống, cũng như hạn chế việc nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể trong một lúc.
Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy vô cùng thèm ăn, họ rất khó để hạn chế nguồn thực phẩm mà mình muốn tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống 300ml nước ấm trước bữa ăn nửa tiếng.
Thói quen này giúp bạn cảm thấy no hơn và tránh ăn quá nhiều trong bữa ăn. Đồng thời, việc uống nước trước bữa ăn cũng sẽ giúp bạn tăng cường trao đổi chất, từ đó hệ tiêu hóa sẽ xử lý thực phẩm một cách trơn tru và nhanh chóng, hạn chế nguy cơ tích mỡ.
Đặc biệt, đối với người có vấn đề về dạ dày như bị ợ nóng hay loét, nước có thể hòa tan bicarbonate trong dạ dày, khiến nó trở thành chất đệm cho axit dạ dày đi qua niêm mạc, gây ra tình trạng đau đớn.
Phụ nữ Việt Nam