MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 đạo lý truyền đời của bậc thầy trí tuệ Lão Tử, càng ngẫm càng thấy đúng: Điều số 1 ít người làm được

07-12-2023 - 08:35 AM | Sống

3 đạo lý truyền đời của bậc thầy trí tuệ Lão Tử, càng ngẫm càng thấy đúng: Điều số 1 ít người làm được

Những lời dạy của Lão Tử đã tạo ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều thế hệ và có thể thay đổi tư tưởng của rất nhiều người.

Lão Tử là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của lịch sử Triết học Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước.

Từ ngàn năm trước, ông đã xướng lên thuyết "Đại đạo vô vi", thuận theo tự nhiên mà phát triển. Có thể nói, những triết lý về cuộc sống của ông có nhiều điều khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình câu trả lời về cuộc sống và muốn truyền tải triết lý tinh thần, những bài học từ Lão Tử sẽ giúp bạn vượt qua thế giới đầy hỗn loạn để tìm thấy yên bình thực sự.

1. Giàu nhờ biết đủ

Hiện tại tuyệt đại đa số những người gặp thống khổ và phiền não, đều bắt nguồn từ chính lòng tham bên trong mình. Càng truy cầu vật chất, sẽ càng gia tăng thêm áp lực cho mình. Loại áp lực này không phải từ thế giới bên ngoài mang đến, mà là tự mình chuốc lấy. 

Con người đau khổ không phải vì họ có quá ít, mà là do họ muốn quá nhiều. Chính là bởi vì ta nội tâm dục vọng quá nhiều, nhưng trong thực tế đâu có phải cứ muốn là được, mâu thuẫn này sinh ra rất nhiều phiền não và thống khổ.

Cổ nhân khuyên rằng: "Cơm không nên ăn quá no bụng". Ăn đến quá no, không chỉ không đạt được mục đích mà mình muốn, ngược lại còn tổn thương đến sức khỏe và còn mang đến phiền não. 

Sống phải có chừng mực, bởi lòng tham vô tận cuối cùng sẽ dẫn con người ta vào một vực thẳm không đáy. Do đó, chỉ cần đáp ứng những thứ ta thật sự cần trong cuộc sống, đừng quá theo đuổi những thứ không thuộc về mình. 

Gạt bỏ những ham muốn không phù hợp trong lòng sang một bên, ta sẽ thấy mình trở nên thư thái hơn rất nhiều, áp lực trong cơ thể bỗng chốc được giải tỏa.

2. Sống tử tế

Trong thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay, đức tính này phải được rèn luyện nhiều hơn nữa. Sự tử tế đơn giản là bạn phải đối xử tốt với mọi thứ trong cuộc sống và đừng bao giờ theo đuổi sự ích kỷ. Khi rèn luyện được đức tính này, bạn sẽ từ bỏ được nhu cầu lúc nào cũng cần phân định đúng - sai, bởi sự tử tế quan trọng hơn việc “tôi đúng anh sai”. Khi hiểu được nhu cầu của người khác và bỏ đi khao khát muốn thống lĩnh hay kiểm soát họ, chúng ta sẽ có thể sống trong hòa bình với tất cả mọi người.

Wayne Dyer - tác giả cuốn sách nổi tiếng “Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống” từng nói rằng: “Sự tử tế đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận cuộc sống và những người xung quanh như họ vốn có, thay vì bắt họ phải đi theo bạn. Khi bạn rèn luyện được đức tính này, bạn sẽ không còn đổ lỗi cho người khác và hưởng thụ cuộc sống yên bình hơn”. Trong khi đó, đức Đạt Lai Lạt Ma thì phát biểu rằng: “Tôn giáo của tôi rất đơn giản, tôn giáo của tôi chính là sự tử tế”.

3. Biết cho đi

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết hỗ trợ và giúp đỡ những người khác, bao gồm chính bản thân chúng ta. Đây được coi là cội nguồn của tình yêu và sự hi sinh, bất kể bạn có nhận lại được hay không. Khi rèn luyện được đức tính này, bạn sẽ biết cách chuyển từ nhận sang cho mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Sự cho đi thuộc về bản chất của con người và nó sẽ làm cho cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống không phải ai cũng hiểu được điều này. Khi đặt cuộc sống của bản thân sang một bên (thay vì coi nó là tất cả) và biết sống vì người khác, bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa thực sự và niềm vui khi giúp người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo Aboluowang

Theo Thùy Anh

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên