3 dấu hiệu báo động con đang trở nên kém cỏi, bố mẹ phải thay đổi cách dạy dỗ gấp
Cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bất ổn ở con, từ đó có sự điều chỉnh về mặt giáo dục.
- 17-06-2022Hành trình thay đổi của con trai cựu Thủ tướng Anh: Từ chàng trai có 'hình ảnh không mấy tốt đẹp' đến người sáng lập công ty công nghệ, kiếm 1,6 tỷ USD trong vòng 8 tháng bất chấp đại dịch
- 14-06-2022Hành trình thoát nghèo xuất sắc của ''người đàn bà thép của ngành dầu mỏ'': Từng sống giữa khu ổ chuột khét tiếng, phải đi thu gom phế liệu để có tiền mua sách, đấu tranh từng ngày để sống
- 09-06-2022Hành trình của cụ ông 83 tuổi người Nhật Bản một mình vượt Thái Bình Dương trong 2 tháng: ''Đừng để ước mơ của bạn chỉ là ước mơ''
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, khi đối mặt với một số người hoặc một số thời điểm nhất định, đều có cảm giác tự ti. Điều này thực ra khá bình thường, giống như trong một cuốn sách từng viết: "Mỗi chúng ta đều có những mức độ tự ti khác nhau, bởi vì chúng ta đều muốn trở nên tốt hơn và sống một cuộc sống tốt hơn".
Sự tự ti, trong một số thời điểm, sẽ trở thành động lực để chúng ta tiến bộ. Nhưng điều chúng ta nên cảnh giác, đó chính là sự tự ti quá mức của trẻ. Đặc biệt là khi trẻ có những dấu hiệu thể hiện sự tự ti quá mức nhưng lại bị người lớn phớt lờ.
Thực tế, nếu trẻ có 3 dấu hiệu sau thì bố mẹ cần quan tâm, thay đổi cách dạy dỗ ngay lập tức.
Ảnh minh họa.
- Quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác
Nhiều đứa trẻ luôn quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác. Khi bị bất đồng ý kiến ở trường, trẻ nghĩ rằng các bạn trong lớp không thích mình. Khi cha mẹ nói điều gì đó, trẻ cảm thấy rất bực bội. Nếu được thầy cô khen, trẻ sẽ khoe và tự hào rất lâu, nhưng nếu thi trượt hoặc bị thầy cô phê bình, trẻ sẽ khóc mãi, thậm chí chán học.
Trên thực tế, những đứa trẻ quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác thường bị dựa vào người khác để "ước lượng" giá trị bản thân. Khi người khác nói trẻ "tốt, giỏi", trẻ cảm thấy rằng bản thân có giá trị và ngược lại: Một lời chê bai cũng khiến con xuống tinh thần. Những đứa trẻ như vậy cuộc sống thường bị phụ thuộc vào cảm xúc của người khác và dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Trẻ cũng hình thành tính cách dễ dãi, không biết từ chối và sống "ngoan hiền" quá mức. Tính cách này dễ khiến trẻ bị đối xử tệ bạc, trở thành đối tượng bị bắt nạt. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý.
Đối với những đứa trẻ quá quan tâm đến đánh giá của người khác, điều cha mẹ cần làm là tích cực tìm kiếm những điểm sáng ở con mình, dùng tình yêu thương vô điều kiện để đáp ứng những thành tích kém cỏi của trẻ, và cho trẻ cảm giác an toàn.
Ảnh minh họa.
- Luôn nói "Tôi không thể"
"Thưa thầy, con không thể tham gia cuộc thi"; "Mẹ ơi, con không thể, con sợ lên sân khấu";...
"Con không thể" dường như đã trở thành câu thần chú của nhiều đứa trẻ. Trên thực tế, đây là những hạn chế tự áp đặt của trẻ. Có một thử nghiệm như sau: Một nhà tâm lý học đặt con bọ chét lên bàn, gõ vào bàn và con bọ chét nhảy cao hơn một mét. Sau đó, họ đặt một tấm bìa che bọ chét và khi vỗ bàn, bọ chét chỉ có thể nhảy đến độ cao của tấm kính che.
Sau đó, nhà tâm lý học tiếp tục hạ độ cao của tấm bìa xuống và bọ chét luôn có thể chủ động thay đổi chiều cao sau khi chạm vào tấm bìa. Sau đó, họ đặt một tấm bìa gần như phẳng với mặt bàn để bọ chét không thể nhảy nữa. Cuối cùng họ cũng bỏ tấm bìa và tiếp tục vỗ bàn, nhưng bọ chét đã ngừng nhảy.
Thí nghiệm này cho tất cả mọi người biết: Đừng bao giờ đặt ra một "tầm cao tâm lý" cho bản thân bởi nó sẽ khiến bạn bằng lòng với hiện trạng, trì trệ và trở nên tự ti hơn. Bạn sẽ phủ nhận bản thân hết lần này đến lần khác.
Đối với những đứa trẻ hay chối bỏ bản thân như vậy, cha mẹ hãy tìm nguyên nhân khiến trẻ tự ti, đó là do áp lực học hành, đòi hỏi bản thân hay do thiếu động lực?
Chỉ bằng cách tìm ra nguyên nhân gốc rễ thực sự, cha mẹ mới có thể "kê đơn thuốc" phù hợp và giúp con họ xây dựng sự tự tin. Vì vậy, đối với trẻ tự ti, cha mẹ cần bắt đầu từ việc nâng cao năng lực của con như khả năng học tập, khả năng độc lập, khả năng giao tiếp,... Chỉ bằng cách nâng cao năng lực cá nhân, trẻ mới có thể tiếp tục có được cảm giác về thành tích và nâng cao sự tự tin trong học tập và cuộc sống.
- Không thể chấp nhận được thất bại, chạy theo lời khen
Trong cuộc, nhiều đứa trẻ không thể chấp nhận được thất bại. Nếu không làm tốt trong kỳ thi, trẻ sẽ tự bỏ cuộc và nếu không đạt được vị trí cao trong phần thi hùng biện, trẻ sẽ tự coi thường bản thân.
Hầu hết những đứa trẻ này đều có tính cạnh tranh và muốn trở thành người dẫn đầu trong mọi việc. Ngay cả khi không có khả năng chiến thắng, trẻ sẽ cố gắng hết sức để khơi dậy sự chú ý và cảm thông của người khác thông qua việc than khổ và khóc lóc. Kiểu trẻ này cũng không biết khiêm tốn và không biết hợp tác, về lâu dài sẽ khiến mối quan hệ giữa các cá nhân ngày càng xấu đi.
Đồng thời, việc theo đuổi sự khen ngợi quá mức cũng sẽ dẫn đến sự tự tin mù quáng của trẻ, khiến trẻ khó lắng nghe ý kiến của người khác và trở nên nổi loạn hơn.
Edison từng nói: “Thất bại cũng là điều tôi cần, và nó đối với tôi cũng quý giá như thành công”. Vậy nên, cha mẹ cần an ủi con kịp thời khi con gặp thất bại, nói với con rằng thất bại là bình thường và giúp con đúc kết kinh nghiệm.
Khi trẻ đạt được kết quả, lời khen ngợi nên được chuyển thành động viên, và trẻ nên được hướng dẫn tập trung vào quá trình đạt được kết quả. Điều này mới giúp nâng cao động lực của trẻ.
Phụ nữ Việt Nam