MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 ĐIỀU này cần được kiểm soát hơn cả lượng đường trong máu, tránh được thì bệnh tiểu đường tự khắc tránh xa!

20-03-2022 - 17:32 PM | Sống

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, nhiều người cho rằng nạp quá nhiều đường vào cơ thể mới dẫn tới căn bệnh này. Tuy nhiên, có một số hoạt động nếu thực hiện thường xuyên rất dễ khiến đường huyết "vượt rào".

3 thứ này cần kiểm soát để tránh làm lượng đường tăng vọt:

Thứ nhất: Ăn thức ăn nhanh

3 ĐIỀU này cần được kiểm soát hơn cả lượng đường trong máu, tránh được thì bệnh tiểu đường tự khắc tránh xa! - Ảnh 1.

Đồ ăn nhanh chứa hàm lượng đường và muối rất cao, là nguyên nhân gây ra tiểu đường. Ảnh: Internet

Người mắc bệnh tiểu đường thường bị béo phì, do khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm kéo theo khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm theo.

Insulin đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng cơ thể chúng ta chỉ có thể tiết ra một phần insulin, khiến cho nồng độ đường huyết trong cơ thể luôn ở mức cao. Điều này làm cho những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao dư thừa lượng đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Trong cuộc sống của chúng ta, đồ ăn nhanh chứa hàm lượng đường và muối rất cao, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy cần hết sức hạn chế những loại đồ ăn này, tốt nhất là cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm tươi mới, tự chế biến tại nhà.

Thứ hai: Quá nhiều áp lực

3 ĐIỀU này cần được kiểm soát hơn cả lượng đường trong máu, tránh được thì bệnh tiểu đường tự khắc tránh xa! - Ảnh 2.

Căng thẳng kéo theo rất nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Ảnh: Internat

Căng thẳng kéo theo rất nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Nếu chúng ta làm việc dưới áp lực cao trong thời gian dài thì đường huyết sẽ tăng cao. Khi cơ thể stress, những hormone như adrenalin hay cortisol được giải phóng vào máu khiến nhịp thở của người bệnh tăng. Lúc này, máu đến nhiều hơn ở ngoại biên và cơ thể không thực hiện chuyển hóa glucose dẫn đến đường huyết tăng. Ngoài ra, chúng còn có đặc tính kháng insulin nên càng làm trầm trọng thêm bệnh lý tiểu đường.

Bên cạnh đó, khi bị stress, một số bệnh nhân thường có xu hướng ăn uống nhiều hơn bình thường để giải tỏa căng thẳng. Việc ăn uống không cân bằng này khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn, gián tiếp gây nên bệnh tiểu đường.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải giải tỏa căng thẳng thông qua thư giãn, nghỉ ngơi và vận động.

Thứ ba: Không có thói quen tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày chính là cách kiểm soát insulin tự nhiên hiệu quả, giúp làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể, từ đó có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Tập thể dục còn giúp các cơ trong cơ thể bạn sử dụng đường hiệu quả. Minh chứng cho điều này là các nghiên cứu đã chỉ ra mức đường huyết cải thiện khi bạn vận động cơ thông qua quá trình luyện tập.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu rất khó xác định do không điển hình và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát và biết cách kiểm soát tốt sức khỏe, chúng ta có thể phát hiện được bệnh đái tháo đường từ rất sớm.

Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, liên tục sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến đái tháo đường như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý võng mạc gây mù mắt, bệnh lý thận gây suy thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi dẫn đến đoạn chi và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Dưới đây là một số dấu hiệu phát hiện sớm bệnh đái tháo đường:

1. Cơ thể mệt mỏi và kiệt sức

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và uể oải có thể là dấu hiệu cho thấy lượng insulin bài tiết của bạn quá thấp, khiến việc cung cấp năng lượng cho cơ thể bị gián đoạn.

Thực tế, trong giai đoạn mắc bệnh đái tháo đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể nhưng glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng để nuôi dưỡng các tế bào do thiếu insulin. Mặt khác, quá trình đào thải glucose qua đường tiểu đòi hỏi nhiều năng lượng, dẫn đến sự mệt mỏi quá mức và gây suy nhược cơ thể.

2. Thường xuyên tiểu đêm

Đi tiểu nhiều lần do uống nhiều nước trước khi đi ngủ là điều bình thường, nhưng nếu không uống nước mà vẫn đi tiểu nhiều lần trong đêm thì đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Khi đó, thận phải tạo ra nhiều nước tiểu để bài tiết lượng đường dư thừa trong máu buộc bệnh nhân phải đi tiểu nhiều.

3. Thị lực trở nên rất kém

Nếu bạn nhận thấy thị lực của mình có vấn đề, đó là bằng chứng cho thấy lượng đường trong máu tăng cao bắt đầu ảnh hưởng đến lượng glucose trong máu, gây ảnh hưởng đến thị lực của chúng ta.

4. Khô miệng

Nếu thường xuyên bị khô miệng, thì đây là có khả năng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường và cần hết sức lưu ý. Bệnh tiểu đường có thể gây thiếu nước bọt trong miệng, khiến bạn cảm thấy miệng khô và hay khát. Nó cũng có thể dẫn đến đau nhức, loét, nhiễm trùng và sâu răng nếu bệnh tiểu đường không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.

3 ĐIỀU này cần được kiểm soát hơn cả lượng đường trong máu, tránh được thì bệnh tiểu đường tự khắc tránh xa! - Ảnh 3.

Thường xuyên bị khô miệng, có khả năng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường . Ảnh: Internet

Chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến cơ thể và sức khỏe, nếu phát hiện các triệu chứng trên hãy đến bệnh viện khám kịp thời để giảm được khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

*Theo: Sohu

3 ĐIỀU này cần được kiểm soát hơn cả lượng đường trong máu, tránh được thì bệnh tiểu đường tự khắc tránh xa! - Ảnh 4.
https://cafef.vn/3-dieu-nay-can-duoc-kiem-soat-hon-ca-luong-duong-trong-mau-tranh-duoc-thi-benh-tieu-duong-tu-khac-tranh-xa-20220316122942355.chn

Thùy Linh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên