MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 "không hiểu" của người sau 60 tuổi khiến gia đình mâu thuẫn: Có lòng giúp đỡ nhưng lại gây xào xáo, bất hòa

10-01-2024 - 17:38 PM | Sống

3 "không hiểu" của người sau 60 tuổi khiến gia đình mâu thuẫn: Có lòng giúp đỡ nhưng lại gây xào xáo, bất hòa

Gia đình sẽ xảy ra mâu thuẫn vì nhiều người già không nắm rõ 3 điều này.

Hiện nay, những người lớn tuổi U50, U60 thường thay con cái chăm sóc cháu nội, cháu ngoại. Có những người rất thích khi được chăm sóc con cháu, nhưng có người lại coi đây là gánh nặng. Không cần biết là vì nguyên nhân gì, gia đình sẽ không xảy ra mâu thuẫn, xáo xào nếu các thành viên ghi nhớ kỹ 3 điều sau:

Ôm hết việc nhà thay con cái

Nếu con cái làm giờ hành chính, được nghỉ cuối tuần thì người già chỉ cần chăm sóc cháu vào ban ngày, buổi tối và cuối tuần giao lại việc cho con và dành thời gian nghỉ ngơi cho chính mình. Như vậy, con cái cũng sẽ biết trân trọng công sức của những người làm ông bà, hiểu được việc trông trẻ cũng không dễ dàng gì.

Người lớn tuổi giúp con chăm sóc cháu vô thời hạn sẽ khiến cho con cái coi đó là điều hiển nhiên, biến cha mẹ già thành "những người bảo mẫu miễn phí", không biết trân trọng công sức của cha mẹ.

Bà Lý Mai, 65 tuổi chuyển qua nhà con trai để trông cháu nội. Vợ chồng con trai khá bận, tuy nhiên, công việc có giờ giấc, họ cũng biết tự nấu ăn, nhưng bà Lý Mai lại xót con trai, thấy con làm việc vất vả, không nỡ để con tan làm lại tự mình làm việc nhà lặt vặt.

Vì vậy, ban ngày bà Lý Mai đưa đón hai đứa cháu, về nhà lại vội vã nấu ăn, căn bản không để hai vợ chồng con trai phải nhúng tay vào việc gì. Lâu dần, nấu ăn tự khắc trở thành trách nhiệm của bà.

Có một hôm, bà Lý Mai đưa cháu đi học xong về ngang qua cửa hàng mua giày, một giờ chiều mới về đến nhà. Hai vợ chồng con trai đã tan làm về nhà nhưng một người nằm trên giường, một người trong phòng ngủ tay lướt điện thoại, chờ mẹ già về nấu cơm.

3 "không hiểu" của người sau 60 tuổi khiến gia đình mâu thuẫn: Có lòng giúp đỡ nhưng lại gây xào xáo, bất hòa- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chưa hết, chỉ cần bà Lý Mai có ở nhà, vợ chồng con trai không bao giờ trông cháu. Hai đứa cháu đang trong tuổi đi nhà trẻ, cứ đến cuối tuần lại ầm ầm ĩ ĩ, cặp vợ chồng rất ít khi trông con, tự nhiên phải chăm trẻ nên rất thiếu kiên nhẫn.

Một hôm, con dâu lái xe chẳng may ngã chân bị thương, không đến nỗi nghiêm trọng. Bà Lý Mai về nhà thăm chồng chồng, con dâu cùng hai đứa cháu đi cùng. Vừa về đến nhà, con dâu than vãn chân đau chỉ nằm dài, không nhúng tay vào giúp bất cứ việc gì, con ngã ngay trước mặt khóc to cũng chẳng thèm đỡ. Bà Lý Mai không nghĩ nhiều chỉ nói: "Mẹ vừa bận, con không biết đỡ cháu dậy sao?". Không ngờ cô con dâu nói lại một câu: "Hai người già mà không chăm nổi đứa trẻ con à?"

Người già 50, 60 tuổi dù có rảnh rỗi, thương con tới đâu cũng nên để con cái tự chăm sóc các cháu, để chúng gánh vác trọng trách làm cha mẹ của bản thân.

Cũng có những người lớn tuổi nói, con cái của họ thường đi công tác xa, bỏ lại con cái không có thời gian chăm sóc. Nếu quả thực là như vậy, một khi con trở về, hãy giao lại các cháu lại cho chúng chăm sóc. Một mặt là để kết nối tình cảm cha mẹ con cái, một mặt khác là để cho chúng hiểu rằng, trông trẻ hay quán xuyến việc nhà không dễ dàng.

Vừa hỗ trợ công sức, vừa hỗ trợ tài chính

Nếu như con cái đều có thu nhập ổn định, chúng ta cố gắng bỏ sức giúp đỡ thì đừng cho con thêm tiền bạc, để cho con cái có trách nhiệm kinh tế đối với gia đình từ sớm.

Bà Vương Thư, 55 tuổi chỉ có một cô con gái. Sau khi nghỉ hưu, vợ chồng bà cùng nhau chăm sóc cháu ngoại. Con gái bà làm giáo viên, công việc ổn định, tuy nhiên, từ trước tới giờ không đưa cho cha mẹ bất cứ đồng nào. Bà Vương Thư chăm cháu vừa mất công vừa phải tự lo kinh tế.

3 "không hiểu" của người sau 60 tuổi khiến gia đình mâu thuẫn: Có lòng giúp đỡ nhưng lại gây xào xáo, bất hòa- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Con gái bà từ nhỏ đã ăn tiêu phóng khoáng, cha mẹ hai bên cũng không yêu cầu giúp đỡ về mặt kinh tế, nên cô kiếm được bao nhiêu đều tiêu hết bấy nhiêu, từ lúc kết hôn đến hiện tại không giữ lại được một phần tiền tiết kiệm nào.

Sau này, Vương Thư nghĩ ra một cách, yêu cầu con gái mỗi tháng phụ cấp 1500 NDT, một năm bà giữ được 18.000 NDT để vào sổ tiết kiệm riêng. Thật ra đây là cách bà giúp con gái giữ tiền, vả lại cũng giúp cô có trách nhiệm hơn với gia đình. Thực tế, vợ chồng bà cũng không có quan niệm giúp đỡ con cái vừa mất công vừa mất tiền.

Tất nhiên, cũng sẽ có người nói, con cái của họ rất khó khăn, cần họ vừa giúp sức vừa hỗ trợ kinh tế, vậy chúng ta cũng cần xem xét tình huống cụ thể mà giải quyết. Ví dụ, con cái mình vừa vất vả vừa nỗ lực mà vẫn khó khăn, chúng có ý thức trách nhiệm với gia đình, vậy chúng ta cũng nên giúp đỡ nhiều hơn. Còn nếu kinh tế khó khăn do lười lao động thì không cần giúp đỡ, để chúng tự gánh vác, tự nỗ lực vì chính gia đình mình.

Không biết khéo léo từ chối con cái

Rất nhiều người trẻ ngoài giờ làm việc có thể tự đưa đón con cái, vậy người già hãy để con cái làm việc này.

Rất nhiều người bà vì để đưa đón cháu nhỏ đi học mà phải chuyển đến ở cùng con, bỏ lại chồng ở nhà. Nhưng cuộc sống như vậy lại không tự do cho cả đôi bên, vì thế, người già nên chủ động khéo léo tìm thời cơ thích hợp mà chuyển đi.

3 "không hiểu" của người sau 60 tuổi khiến gia đình mâu thuẫn: Có lòng giúp đỡ nhưng lại gây xào xáo, bất hòa- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bà Lưu Hoa, 60 tuổi tới ở cùng gia đình con trai để thay con chăm sóc cho cháu nhỏ. Sau này đứa trẻ đến tuổi đi học, con dâu có thể tự đưa đón cháu nhưng bà lo lắng cho cháu nên vẫn ở lại không về nhà cũ. Con dâu liên tục nói bóng nói gió bà đi tìm việc làm. Cuối cùng bà cũng tự hiểu, cô không thích cùng mẹ chồng chung sống, lúc trước gọi bà đến chăm cháu cũng chỉ là bất đắc dĩ, bà đành ngậm ngùi thu dọn hành lý rời đi.

Nhà của con cái vĩnh viễn không phải nhà của cha mẹ, nên chọn thời điểm thích hợp mà quay trở về nơi bình yên vốn dĩ thuộc về, cùng người bạn đời của mình. Sau 60 tuổi, người già có 4 điều cần giữ: 1 là chiếc tổ ấm cũ của mình, 2 là cơ thể khỏe mạnh, 3 là người bạn đồng hành, 4 là tiền tiết kiệm cho tuổi già.

Ngọc Mai

Phụ nữ số

Trở lên trên