MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trường ĐH được người Mỹ coi là danh giá hơn Harvard: Ứng viên phải được nghị sĩ đề cử, mỗi năm chỉ tuyển 1000 suất

03-05-2024 - 00:01 AM | Sống

Trường ĐH được người Mỹ coi là danh giá hơn Harvard: Ứng viên phải được nghị sĩ đề cử, mỗi năm chỉ tuyển 1000 suất

Muốn được bước chân vào ngôi trường danh giá này, thí sinh cần qua hàng chục vòng xét tuyển khắt khe.

Nhắc đến giáo dục Mỹ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cái tên Harvard, Yale, Stanford hay hệ thống trường Ivy League nói chung. Nhưng tại xứ cờ hoa, có một ngôi trường đặc biệt khác được khao khát và đánh giá cao không kém, thậm chí cách tuyển sinh còn khó khăn hơn nhiều.

Học viện quân sự danh giá nhất nước Mỹ

Học viện Quân sự Hoa Kỳ, cũng được biết đến với cái tên West Point hoặc tên viết tắt USMA là ngôi trường được mô tả là “đào tạo những công dân Mỹ hoàn hảo nhất”. Trường nằm dọc bờ sông Hudson, sở hữu khuôn viên khổng lồ rộng 65 km2 và có rất nhiều điểm đặc biệt vì là học viện quân sự. Đây chính là một trong những học viện quân sự danh giá và lâu đời nhất nước Mỹ và là ngôi trường không dành cho số đông.

Trường ĐH được người Mỹ coi là danh giá hơn Harvard: Ứng viên phải được nghị sĩ đề cử, mỗi năm chỉ tuyển 1000 suất- Ảnh 1.

Trường ĐH được người Mỹ coi là danh giá hơn Harvard: Ứng viên phải được nghị sĩ đề cử, mỗi năm chỉ tuyển 1000 suất- Ảnh 2.

West Point là một trong những khu trường rộng nhất trên thế giới

Trường ĐH được người Mỹ coi là danh giá hơn Harvard: Ứng viên phải được nghị sĩ đề cử, mỗi năm chỉ tuyển 1000 suất- Ảnh 3.

Nhà ăn chứa được hàng ngàn người

Trường ĐH được người Mỹ coi là danh giá hơn Harvard: Ứng viên phải được nghị sĩ đề cử, mỗi năm chỉ tuyển 1000 suất- Ảnh 4.

Học viên phải sống trong trường

West Point được thành lập năm 1802 bởi cựu Tổng thống Thomas Jefferson. Trước năm 1812, trường đào tạo nghề cho các kỹ sư quân sự. Các học viên ở đây được gọi là thiếu sinh quân và thuộc quân đội của Hoa Kỳ. Suốt hơn 200 năm qua, hai thế kỷ qua, West Point luôn là một biểu tượng đặc biệt vì sinh viên tốt nghiệp tại đây đều thành đạt trong đa dạng lĩnh vực.

Tỷ lệ đỗ 1/15, phải có thư giới thiệu từ nghị sĩ để nhập học

Học viện mỗi năm chỉ nhận hơn 1.000 học viên sau các vòng kiểm tra khắt khe về thể lực, học vấn và cả đề cử từ quan chức cấp cao. Ứng viên được yêu cầu chưa kết hôn và không mang thai hoặc có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người phụ thuộc vào thời điểm đăng ký. Chưa hết, họ cũng phải có thư giới thiệu từ nghị sĩ quốc hội trong hồ sơ đăng ký nhập học của mình.

Công dân của hơn 150 quốc gia khác, nếu đủ tiêu chuẩn, cũng có thể được nhận vào Học viện Quân sự Hoa Kỳ. Mỗi năm, học viện tiếp nhận khoảng 60 sinh viên quốc tế theo chỉ định của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ. Một quốc gia chỉ được đề cử tối đa 6 học viên và trả chi phí học tập cho họ. Quy trình đăng ký dành cho sinh viên quốc tế về cơ bản giống như công dân Hoa Kỳ, nhưng ứng viên phải được một quan chức chính phủ cấp quốc gia bảo trợ.

Trường ĐH được người Mỹ coi là danh giá hơn Harvard: Ứng viên phải được nghị sĩ đề cử, mỗi năm chỉ tuyển 1000 suất- Ảnh 5.

Bên cạnh đó, ứng viên phải trải qua loạt bài kiểm tra từ y tế, thể lực cho đến học thuật. Điểm trung bình bài thi SAT (bài thi chuẩn hóa dùng xét tuyển vào đại học Mỹ) của West Point là từ 1200 đến 1600. Để so sánh, Đại học Harvard cũng có điểm SAT từ 1460 - 1580, tức tương đương West Point.

Dẫu có những yêu cầu khắt khe như vậy nhưng hằng năm vẫn có trung bình hơn 15.000 người ứng tuyển vào West Point. Theo tổ chức xếp hạng các trường học Mỹ Niche, tỷ lệ chấp nhận của West Point là 11%.

Nơi đào tạo công dân Mỹ hoàn hảo nhất

Theo website của West Point, tất cả các học viên của trường đều được miễn học phí. Bên cạnh đó, họ còn được nhận lương hàng năm, tiền ăn ở, chăm sóc y tế và nha khoa. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được nhận bằng cử nhân Khoa học, được phong quân hàm thiếu úy và phải phục vụ 5 năm trong quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, tại Mỹ, nhiều người khao khát được vào West Point không phải chỉ vì các lý do được miễn học phí, được đảm bảo công việc tương lai hoặc do yêu thích quân đội. Chương trình giảng dạy của Học viện Quân sự Hoa Kỳ được đánh giá rất cao về chất lượng. Văn hóa tại đây là một môi trường có một không hai, có thể rèn luyện toàn diện con người không chỉ về học thức.

Hiện tại, học viện có 42 chuyên ngành với chương trình giảng dạy được cân bằng giữa toán học và khoa học, kỹ thuật; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học quân sự và giáo dục thể chất. West Point sở hữu quy mô lớp học nhỏ, thường chỉ có từ 12 đến 18 học viên trong mỗi lớp. Tỷ lệ số sinh viên trên giảng viên là 8:1.

Chương trình giảng dạy và huấn luyện tại West Point có thể nói là rất khắc nghiệt. Kỷ luật và lễ nghi là 2 yếu tố cốt lõi của chương trình giảng dạy. Điều này được thể hiện rõ nét qua cuộc diễu hành nổi tiếng của Quân đoàn học viên West Point hằng năm. Khi đó, 4.000 học viên cả nam lẫn nữ trong trang phục nghi lễ sẽ diễu hành đồng bộ đến đáng kinh ngạc.

Trường ĐH được người Mỹ coi là danh giá hơn Harvard: Ứng viên phải được nghị sĩ đề cử, mỗi năm chỉ tuyển 1000 suất- Ảnh 6.

Mọi người mỗi ngày đều học tập, rèn luyện và sinh sống trong tinh thần quân đội, chịu nhiều sức ép cao. Mục đích của những chương trình này là để đào tạo ra những sĩ quan “văn võ song toàn”, toàn diện về mọi mặt và đặc biệt là rèn luyện kỹ năng quân sự cũng như phát triển tố chất lãnh đạo.

Có thể nói, West Point thiết kế một chương trình đào tạo để mỗi học viên của họ có được dáng vóc của một người mẫu, sức khoẻ của một vận động viên Olympic, trí tuệ của một học giả, khả năng ăn nói như một diễn giả và ứng xử như một chuyên gia tâm lý.

Bên cạnh những người theo đuổi tiếp sự nghiệp quân đội, trở thành chính trị gia, West Point còn đào tạo cả ra những doanh nhân, nhà khoa học xuất chúng cho Hoa Kỳ.

Một số cựu học viên thành công trên thương trường phải kể đến Joe DePinto, chủ tịch kiêm CEO của 7-eleven; Alex Gorsky, cựu chủ tịch và CEO của Johnson & Johnson hay Keith McLoughlin, Chủ tịch kiêm CEO của Electrolux.

Trường ĐH được người Mỹ coi là danh giá hơn Harvard: Ứng viên phải được nghị sĩ đề cử, mỗi năm chỉ tuyển 1000 suất- Ảnh 7.

Chi Phan

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên