Không phải FTU, NEU, đây mới là 7 trường ĐH của Việt Nam vào top thế giới theo nhóm ngành, chung bảng xếp hạng với Harvard, MIT
Một số ngành học của các trường ĐH ở Việt Nam có vị trí cao bất ngờ trong bảng xếp hạng uy tín này.
- 03-04-2024Sau lùm xùm AISVN tạm cho 1.400 học sinh nghỉ học, đồng loạt các trường quốc tế ở HN và TP.HCM công bố học phí mới: Mức tăng bất ngờ, 1 năm bằng 4 năm đi học RMIT
- 22-03-2024Trường Đại học tư thục tại Bắc Ninh có chủ tịch trường chưa học hết lớp 7 dạy gì? Chỉ cần đạt ít nhất 5 điểm/môn cũng đỗ, học phí 60 triệu đồng/năm
- 20-03-2024Mỗi năm cho con học trường quốc tế, phụ huynh Việt "bốc hơi" 1 con Mazda CX8: Con số lên tới tiền tỷ, đắt hơn cả Nhật Bản, Thái Lan
Mới đây, ngày 10/4, tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) công bố bảng xếp hạng các trường đại học thuộc top đầu thế giới phân chia theo nhóm ngành. Theo đó 5 nhóm lĩnh vực lớn và 55 ngành nghề cụ thể của 1.556 trường đại học trên toàn thế giới được QS xếp hạng, bao gồm cả các trường danh tiếng như Harvard, MIT, Stanford….
Năm nay, ĐH Duy Tân góp mặt ở 2 nhóm lĩnh vực Kỹ thuật và công nghệ cùng Khoa học xã hội và Quản lý. So với năm ngoái, số lượng trường ĐH góp mặt vào các lĩnh vực lớn có sự sụt giảm.
Cụ thể trong bảng xếp hạng các ngành nghề, ĐH Quốc gia TP.HCM là trường đại học của Việt Nam có nhiều ngành học nhất nằm trong danh sách của QS. 11 ngành học đó bao gồm Kỹ thuật hóa học (401-430); Khoa học máy tính (451-500); Kỹ thuật Điện, Điện tử (351-400); Kỹ thuật Dầu khí (51-100); Nông-Lâm nghiệp (401-450); Hóa học (351-400); Khoa học Môi trường (451-500); Toán học (351-400); Vật lý và Thiên văn học (601-640); Kinh doanh và Quản lý (501-550); Kinh tế và Kinh tế lượng (451-500). Trong đó, Kỹ thuật Dầu khí của trường là ngành học có thứ hạng cao nhất trong số các ngành học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này.
Theo sau, trường ĐH Duy Tân với 6 ngành học nằm trong bảng xếp hạng của QS, gồm Kiến trúc (151-200), Khoa học máy tính (351-400); Kỹ thuật Điện, Điện tử (351-400); Y học (501-550); Khoa học Môi trường (351-400); Quản trị dịch vụ du lịch và giải trí (101-150).
Trường ĐH Quốc gia Hà Nội có 5 ngành học, Khoa học máy tính (501-550); Kỹ thuật Điện, Điện tử (451-500); Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Sản xuất (501-530); Kỹ thuật Dầu khí (101-150); Toán học (351-400).
ĐH Bách khoa Hà Nội có 4 ngành học, gồm Khoa học máy tính (451-500); Kỹ thuật Điện, Điện tử (351-400); Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Sản xuất (451-500); Toán học (401-450)
Trường ĐH Tôn Đức Thắng có các ngành Khoa học máy tính (604-650); Kỹ thuật Điện, Điện tử (301-350); Toán học (201-250). Trong đó ngành Toán học của Tôn Đức Thắng có thứ hạng cao nhất trong số các ĐH của Việt Nam cùng nằm trong danh sách này.
Trường ĐH Kinh tế TP HCM có sự góp mặt của ngành học Kinh tế và Kinh tế lượng với thứ hạng (301-350), tăng so với năm 2023.
Trường ĐH Cần Thơ có ngành Nông - Lâm Nghiệp nằm trong bảng xếp hạng này với thứ hạng 401-450. So với năm 2023, vị trí này bị sụt giảm.
Quacquarelli Symonds (QS) là một trong những tổ chức xếp hạng uy tín nhất thế giới. Bảng xếp hạng theo lĩnh vực học thuật của QS dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm:
- Danh tiếng học thuật của trường đại học.
- Uy tín của trường đại học theo đánh giá của các nhà tuyển dụng.
- Số lượng trung bình trích dẫn trên một bài báo của trường đại học.
- Chỉ số H-index về năng suất nghiên cứu khoa học và mức độ ảnh hưởng của các công bố của trường đại học.
- Chỉ số IRN (Mạng lưới Nghiên cứu quốc tế) về hiệu quả trong hợp tác với các đối tác quốc tế của trường đại học.