Không phải FTU, NEU, đây mới là trường mà Quán quân Olympia đầu tiên không đi du học Úc theo học: Tiền học 'đắt xắt ra miếng', 96% sinh viên ra trường đều có việc làm
Đi kèm với mức học phí đắt đỏ là chất lượng giáo dục đào tạo của trường đã được kiểm chứng vởi các tổ chức quốc tế.
- 01-05-2024"Sốc nhiệt" trước học phí "nóng" của loạt trường đại học, có cơ sở lên đến 1 tỷ đồng
- 01-05-2024Một khu vực ở TP.HCM có đến 14 trường THPT, điểm chuẩn không quá cao, học sinh tha hồ lựa chọn
- 19-04-2024Quận trung tâm Hà Nội có nhiều đại học nhất: Diện tích chưa đến 10km2 nhưng tập trung 15 trường, toàn trường top điểm chuẩn ngưỡng 28
Đường lên đỉnh Olympia là chương trình truyền hình mà bất kỳ học sinh THPT nào ở Việt Nam cũng mong muốn được tham dự. Đây không chỉ là sân chơi bổ ích để các bạn trẻ thể hiện vốn kiến thức của mình, mà còn là cơ hội để giành được suất học bổng du học Úc, trị giá hàng chục nghìn USD.
Sau 24 mùa phát sóng, 23 nhà quán quân được tìm ra. Đa số các thí sinh lựa chọn du học tại Úc. Song Trần Thế Trung, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên lựa chọn hướng đi khác. Cựu học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam.
Hiện tại, Trung đang theo học ngành Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo tại ĐH RMIT Việt Nam. Nơi được ví von là ĐH “hoàng gia” của Việt Nam bởi mức học phí lên đến cả tỷ đồng. Tất nhiên, đi kèm với mức học phí cao là chất lượng giáo dục đào tạo của trường đã được kiểm chứng. Đó có thể là 1 trong những lý do nam sinh này chọn RMIT để gửi gắm ước mơ.
Chất lượng đào tạo đã được công nhận
Hiện trường đại học này đào tạo 24 ngành học, bao gồm các nhóm ngành khác nhau, từ kinh doanh, du lịch cho đến ngôn ngữ, truyền thông, công nghệ… Ngoài những ngành học phổ biến, RMIT còn đào tạo một số ngành học khá mới mẻ, nhiều tiềm năng như Thiết kế game, Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng.
Năm 2023, ĐH RMIT nằm trong danh sách 200 trường đại học tốt nhất trong Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS. Trước đó, năm 2021-2022, trường liên tiếp được xướng tên tại những vị trí cao trong các bảng xếp hạng thế giới: Top 11 trường MBA khu vực châu Đại Dương (2022), Xếp thứ 15 trên thế giới về chuyên ngành Nghệ thuật và Thiết kế theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS (2022), xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) University Impact Rankings (2021)...
Với chất lượng đào tạo được ghi nhận, sinh viên theo học tại ĐH RMIT Việt Nam sẽ tốt nghiệp với bằng được cấp bởi ĐH RMIT Melbourne, đạt tiêu chuẩn cao nhất của hệ thống giáo dục Úc và được công nhận bởi nhà tuyển dụng trên toàn thế giới. Điểm đặc biệt là 96% sinh viên RMIT nhận được lời mời làm việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp 1 năm.
Cơ sở vật chất đẳng cấp quốc tế
Hiện ĐH RMIT có 2 cơ sở ở Việt Nam, gồm Hà Nội và TP.HCM. Sinh viên theo học tại trường sẽ được sử dụng hệ thống cơ sở vật chất đẳng cấp quốc tế. Trường trang bị hàng loạt các phòng chức năng để người học có thể vừa học vừa thực hành như phòng Thực hành An ninh mạng và logistic, phòng thực hành Giao dịch tài chính, Trung tâm kỹ thuật, phòng Thực hành Digital Marketing, phòng Thực thành Fintech-Crypto, phòng thực hành Tiếng Anh, Khu thiết bị đa phương tiện…
Bên cạnh cơ sở vật chất phục vụ việc học, trường còn cung cấp các khu vực để sinh viên có thể vui chơi giải trí như thư viện với hơn 300.000 đầu sách, báo - tạp chí và sách điện tử; sân thể thao, phòng tập thể hình được trang bị đầy đủ máy móc…
Được học tập trong môi trường hàng đầu, sinh viên theo học RMIT sẽ phải đóng mức học phí khá cao. Đối với chương trình đại học của năm 2024, sinh viên sẽ phải đóng khoảng 1-1,3 tỷ đồng cho toàn chương trình học. Ngành có mức học phí cao nhất là Kỹ thuật Điện tử và hệ thống Máy tính, Kỹ sư phần mềm, Robot & Cơ điện tử. Tương ứng, mỗi năm, học phí lên đến hơn 318-334 triệu đồng. Biểu phí này chưa bao gồm một số phí phụ thu bắt buộc. Thông thường, sinh viên RMIT sẽ phải học đủ 288-384 tín chỉ, số môn học tương ứng là 24-32 môn.