3 kiểu cha mẹ rất dễ nuôi dạy lên những đứa trẻ bất hiếu: Điều cuối cùng là "kinh khủng" nhất!
Sự "hiếu thảo" không phải là điều con cái có được ngay từ khi sinh ra, mà là hình thành một cách âm thầm trong quá tình nuôi dưỡng và yêu thương của cha mẹ.
- 20-08-2024Giáo sư nổi tiếng nói thẳng: 3 kiểu cha mẹ có thể "lây lan" EQ thấp cho con, mãn đời không khá lên được!
- 23-07-2024Giáo viên 30 năm trong nghề nói thẳng: Những đứa trẻ lớn lên chật vật, tự ti thường được nuôi dạy bởi 3 kiểu cha mẹ này
- 05-07-2024Trẻ có EQ thấp hầu hết đều do 3 kiểu cha mẹ này
Cha mẹ đã cho chúng ta cuộc sống, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Là bậc phụ huynh, ai cũng mong con cái lớn lên ngoan ngoãn và hiếu thuận. Để rồi khi tuổi đời đã đứng bên kia sường dốc của cuộc đời, họ chỉ mong rằng con cái có thể ở bên quây quần và nhiệt tình phụng dưỡng mỗi khi trái gió trở thời.
Nhưng trong thực tế, nhiều đứa trẻ trong mắt người lớn lại là một "đứa con bất hiếu", có thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, bàng quan với cha mẹ. Về vấn đề này, các chuyên gia giải thích, sự "hiếu thảo" không phải là điều con cái có được ngay từ khi sinh ra, mà là hình thành một cách âm thầm trong quá tình nuôi dưỡng và yêu thương của cha mẹ.
Con cái lớn lên sau này có hiếu thảo hay không, thái độ đối với cha mẹ ra sao, phần lớn phụ thuộc vào cách phụ huynh giáo dục chúng từ nhỏ. Nếu cha mẹ đã làm 3 việc này từ khi con còn tấm bé, thì chắc chắn khi lớn lên, con sẽ khó học được cách hiếu thảo.
1. Cha mẹ quá nuông chiều, con cái ích kỷ
Nhà giáo dục người Pháp Rousseau có một câu nói nổi tiếng thế này: "Cha mẹ biết sử dụng phương pháp gì để làm cho con cái trở thành một người bất hạnh không? Phương pháp đó chính là chiều theo mọi ý muốn của chúng".
Cha mẹ càng nuông chiều, càng chiều theo mọi ý muốn của con cái, càng dễ dàng làm cho trẻ trở nên kiêu ngạo, luôn cho rằng mình là đúng, mình là trung tâm của mọi vấn đề. Chúng thấy việc được cha mẹ nâng niu là điều hiển nhiên, lòng tham cũng từ đó mà phát sinh.
Một khi cha mẹ không thể đáp ứng nhu cầu của con cái, hoặc cắt đứt sự chiều theo vô điều kiện cho chúng, trẻ sẽ sụp đổ về mặt tinh thần, cảm thấy rằng cha mẹ không yêu thương mình, từ đó ghét bỏ cha mẹ, sử dụng hành vi cực đoan để làm tổn thương đấng sinh thành.
Những đứa trẻ như vậy chỉ biết nghĩ cho bản thân, không nhìn thấy sự hi sinh và cống hiến của cha mẹ, trong lòng không hề có lòng biết ơn, bạn cũng đừng mong đợi chúng sẽ ngoan ngoãn báo đáp, chăm sóc bạn khi bạn già.
Thứ hai, đối với những đứa trẻ lớn lên trong sự nuông chiều, tâm lý của chúng thường khó theo kịp tốc độ phát triển thể chất, dù đã trưởng thành nhưng tâm hồn của chúng vẫn giống như một đứa trẻ.
Chỉ cần người khác không đáp ứng nhu cầu của bản thân, chúng sẽ nổi giận, làm mình làm mẩy như thể cả thế giới đều nợ chúng. Những người như vậy trong tương lai sẽ rất khó thích nghi với thời cuộc.
Vì vậy, sự nuông chiều con cái quá mức không phải là điều cha mẹ nên hướng đến.
2. Cha mẹ không chịu lắng nghe, con cái trở nên bế tắc và lạnh lùng
Có người từng nói rằng: "Mối quan hệ giữa người với người có thể được quản lý thông qua sổ tiết kiệm cảm xúc".
Trong suốt giai đoạn tuổi thơ, trẻ em luôn có sự phụ thuộc tình cảm cao đối với cha mẹ. Chúng cần cha mẹ không ngừng nạp tiền vào "sổ tiết kiệm tình cảm" để khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc, tin rằng mình được cha mẹ yêu thương, từ đó hình thành mối quan hệ cha mẹ - con cái lành mạnh.
Như vậy, khi trẻ lớn lên, chúng cũng sẽ tự nhiên học được cách quan tâm, chăm sóc cha mẹ mình, và đáp lại tình cảm nồng nhiệt mà cha mẹ đã dành cho chúng.
Nếu cha mẹ không chịu lắng nghe, khi con còn nhỏ, thường xuyên cắt ngang những chia sẻ, gạt bỏ mọi mong muốn của trẻ, thậm chí sử dụng bạo lực lạnh nhạt đối với những thiên thần bó nhỏ, trẻ lớn lên trong môi trường như vậy sẽ tự nhiên trở nên bế tắc và lạnh lùng.
"Kênh trao đổi tình cảm" giữa trẻ và cha mẹ bị đứt đoạn, không chỉ khiến mối quan hệ gia đình trở nên cứng nhắc, mà thực tế còn dễ dẫn đến việc trẻ sau này khó mà thiết lập mối quan hệ thân mật với người khác.
Nói một cách đơn giản, những đứa trẻ sinh ra trong môi trường như vậy là không biết cách thể hiện sự yêu thương với người khác, dù rằng họ cũng thích đối phương và muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, nhưng luôn vô tình giữ khoảng cách với người kia, và một khi nhận thấy người khác bắt đầu tiến vào phạm vi an toàn của mình, chúng lập tức tìm cớ để tránh né, ngăn chận đối phương tiếp tục tiếp cận.
Và những điều này sẽ tạo nên những đứa trẻ có khả năng giao tiếp xã hội kém. Chúng có thể suốt đời phải chịu đựng nỗi đau về cảm xúc, khó phát triển được mối quan hệ chất lượng.
3. Cha mẹ không tôn trọng, con cái nổi loạn và ngỗ nghịch
Cha mẹ và con cái thực sự là hai cá thể độc lập, sự tôn trọng lẫn nhau mới là tiền đề của tình yêu, làm được điều này, phụ huynh mới có thể nhận được sự tôn trọng từ con cái.
Khi cha mẹ không chịu tôn trọng con cái, hậu quả có thể rất nghiêm trọng và lâu dài. Trẻ em cần cảm giác được đánh giá cao và tôn trọng như một phần của việc hình thành tự trọng và nhận thức về bản thân. Sự không tôn trọng có thể dẫn đến mất lòng tin và sự nghi ngờ trong mối quan hệ cha mẹ và con cái, khiến trẻ có thể trở nên nổi loạn, tự cô lập hoặc thậm chí phát triển các vấn đề về hành vi và cảm xúc.
Trong môi trường thiếu tôn trọng, trẻ không học được cách thiết lập ranh giới cá nhân lành mạnh, không biết cách đối xử tôn trọng với người khác, và có thể phát triển những thái độ tiêu cực về bản thân và xã hội. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng của trẻ trong việc xây dựng các mối quan hệ bên ngoài gia đình, bởi trẻ em học cách tương tác với thế giới thông qua mô hình mà cha mẹ đặt ra. Nếu trẻ lớn lên trong một môi trường không có sự tôn trọng, chúng có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng sự tự tin và độc lập cần thiết để thành công trong cuộc sống.
Tổng hợp
Phụ nữ số