3 kiểu giáo dục sai lầm của cha mẹ khiến con cái không thể thoát nghèo
Những kiểu giáo dục cực đoan của cha mẹ sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của con.
- 25-05-2023Đứa trẻ lao vào đánh mẹ - Kiểu giáo dục gia đình nào đã tạo nên đứa con như vậy?
- 09-05-20232 kiểu giáo dục tạo nên 2 số phận hoàn toàn khác biệt: Cha mẹ muốn con tự tin, tương lai tươi sáng xin đừng mắc 2 sai lầm này
- 03-02-2023Có 3 kiểu giáo dục gia đình thất bại khiến con cái ngày càng bất hiếu với cha mẹ: Bạn có đang mắc phải sai lầm nào không?
Chúng ta thường nói "tri thức thay đổi vận mệnh" nhằm động viên con cái chăm chỉ học tập, thoát khỏi cái nghèo. Suy cho cùng, đối với những đứa trẻ gia cảnh khó khăn thì học tập, thi đỗ đại học vẫn là con đường bền vững nhất để "cá chép hóa rồng".
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nhà nghèo nào cũng thay đổi số mệnh thành công. Có những em chỉ học những trường bình thường, ngành bình thường và khi tốt nghiệp cũng chỉ làm một công việc bình thường. Sự bình thường ấy khiến cuộc đời các em không thể bứt phá lên được. Vì sao lại vậy?
Thực tế, tương lai của một đứa trẻ ra sao phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của gia đình. Nếu gia đình có 3 kiểu giáo dục sau thì con cái không thể thoát nghèo được:
Thứ nhất: Kiểu giáo dục khóc lóc, than nghèo kể khổ
- Câu nói kinh điển: Nhà mình nghèo, học phí của con đều do bố mẹ vất vả kiếm, được con phải cố gắng học tập!
Rất nhiều trẻ em từng nghe cha mẹ nói câu này, kể cả trẻ em nhà nghèo hay khá giả. Câu nói này dường như đã trở thành câu cửa miệng của nhiều cha mẹ khi muốn con phấn đấu học hành.
Thực tế, trẻ nhỏ không hiểu được ý nghĩa của việc không có tiền. Tuy nhiên, khi bị cha mẹ ra rả nói về sự nghèo khó thì từ nhỏ, trẻ đã phải chịu áp lực cuộc sống rất lớn. Những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn, nhận thức của trẻ, từ đó khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, mặc cảm và rụt rè, ngại giao du với người khác. Vì trẻ luôn cảm thấy mình thấp kém hơn người khác.
Trong tình huống xấu, kiểu giáo dục "dở hơi" này của cha mẹ còn có thể khiến trẻ trở nên khao khát tiền bạc, bỏ dở việc học và đi làm sớm để kiếm tiền. Trừ khi trẻ có tính cách nhanh nhạy, có thể nhìn ra cơ hội làm giàu hoặc khởi nghiệp kinh doanh thành công thì mới có thể giàu lên. Bằng không, việc bỏ học, đi làm sớm những công việc lao động chân tay khó có thể khiến trẻ thoát nghèo.
Thứ hai: Kiểu giáo dục "mọt sách"
- Câu nói kinh điển: "Nhiệm vụ của con là học, đừng suốt ngày nghĩ đến những thứ không liên quan đến việc học!".
Một bộ phim tài liệu ở Trung Quốc từng chỉ ra cách giáo dục điển hình của tầng lớp nghèo. Người cha trong bộ phim luôn tin rằng chỉ có học hành mới giúp con cái thay đổi vận mệnh. Vậy nên ông bán hết tài sản, đi làm thêm để nuôi con ăn học. Mỗi tháng, ông chỉ lại một chút tiền sinh hoạt phí, còn lại đưa hết cho con.
Tuy nhiên, một đứa trẻ học chuyên ngành truyền thông lại không biết sử dụng máy tính và Internet. Nguyên nhân vì người cha cho rằng máy tính là "tai họa" sẽ làm con biến chất. Bên cạnh đó, dù cuộc sống khó khăn, ông cũng không cho con đi làm thêm, toàn bộ thời gian chỉ học và học.
Cứ như vậy, sau khi tốt nghiệp, người con không biết sử dụng máy tính, không biết cách giao tiếp với mọi người. Thậm chí ngay đến công việc lương tháng 300 NDT (khoảng 1 triệu đồng) anh ta cũng không tìm nổi. Anh ta từng học rất nhiều, nhưng giờ có lợi gì?
Muốn thay đổi cái nghèo, đọc sách thôi là chưa đủ. Đôi khi cho trẻ tiếp xúc với cái mới cũng không phải là điều xấu. Cha mẹ thông minh đừng giam cầm trẻ trong một cái lồng như vậy!
Thứ ba: Kiểu giáo dục "Tất cả là vì con"
- Câu nói kinh điển: "Bố mẹ nhịn ăn, nhịn mặc, sao con không chăm chỉ học hành?"
Kiểu giáo dục gia đình thất bại nhất là gì? Là cha mẹ đặt tất cả kỳ vọng vào con cái, dù con cái không muốn cũng phải chấp nhận vô điều kiện. Câu nói "Tất cả là vì con" khiến trẻ phải á khẩu và tuân theo cha mẹ.
Cha mẹ đã vì con nên con phải học hành chăm chỉ, đi theo con đường cha mẹ đã định sẵn. Cha mẹ luôn đứng trên cao, dùng những trói buộc về mặt đạo đức để bắt ép con cái phục tùng, nghen theo. Nhưng cha mẹ đã nghĩ đến cảm xúc của con, đã tôn trọng ước mơ của con chưa?
Thực tế, kiểu giáo dục này của cha mẹ không khác gì "thuốc độc" ăn mòn tinh thần con, khiến con đường đi đến thành công của con ngày một xa vời vợi.
Bậc cha mẹ thông minh, muốn tương lai con tốt đẹp sẽ không bao giờ làm như trên, thay vào đó họ sẽ nói với con rằng:
- Con à, học là việc của con, cha mẹ không bắt con phải đạt điểm cao, nhưng con phải đủ nghị lực;
- Con à, con có quyền lựa chọn, con phải dũng cảm làm điều con thích. Chỉ cần con làm đúng, cha mẹ sẽ hết lòng ủng hộ; - Con ơi, đừng sợ thất bại, bố mẹ tin rằng con có thể làm tốt hơn nữa, và những người nỗ lực rồi sẽ có ngày thành công;
- Con à, hãy có tầm nhìn xa, đừng tham lợi trước mắt và chuẩn bị đầy đủ cho tương lai. Không ai tự nhiên mà thành công. Những người giàu có đã đạt được thành tựu nhờ không ngừng làm việc chăm chỉ.
Con chúng ta, dù sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng không vì vậy mà không thể tiến tới thành công. Ngược lại đó là tiền đề để cha mẹ truyền cho con năng lượng tích cực và lạc quan, để con có đủ dũng khí tiến bước trong cuộc sống mà không sợ hãi.
Phụ nữ Việt Nam