3 kỹ năng sống quan trọng trong cuộc đời nhưng không ai dạy bạn
Có nhiều thứ trường học không dạy bạn. Nhưng nếu thiếu chúng bạn sẽ không bao giờ thành công được. Kiến thức chỉ là một phần, kỹ năng sống mới là thứ quan trọng.
- 14-07-2017Mọi kỹ năng, bài học làm giàu đều tựu chung về 2 yếu tố này: Ai thấu hiểu mới có thể thành công
- 04-07-2017CEO trẻ tuổi tiết lộ với Forbes 5 kỹ năng mà bất kỳ doanh nhân nào cũng cần có để thành công
- 01-07-2017Kỹ năng thoát hiểm nhất định phải biết khi cháy nhà chung cư
- 30-05-20173 điều lý giải vì sao kỹ năng bán hàng giỏi làm nên những CEO xuất sắc
Bài viết là chia sẻ của tác giả Mark Manson – một blogger và nhà khởi nghiệp người Mỹ. Có 3 kỹ năng sống được Mark Manson cho là những kỹ năng cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Kỹ năng 1: Dừng việc suy nghĩ mọi việc đều liên quan đến bản thân
Một phản ứng phụ không mong muốn của ý thức nằm trong não bộ của chúng ta là tất cả mọi thứ chúng ta trải nghiệm đều liên quan đến chúng ta - bằng cách nào đó. Đi ngoài đường thì bị kẹt xe. Chương trình truyền hình cáp tối qua thì khiến bạn bực mình. Công ty có đà tăng trưởng tốt trong năm nay nên bạn nhận được nhiều tiền hơn.
Kết quả là, chúng ta có khuynh hướng coi mọi thứ xảy ra đều dính dáng đến mình.
Nhưng thực tế thì: Chỉ vì bạn trải nghiệm một điều gì đó, chỉ vì một điều gì đó khiến bạn bận tâm không đồng nghĩa với việc nó liên quan đến bạn.
Điều này thực sự rất khó để làm được. Không chỉ bởi vì nó gắn chặt với cấu trúc não bộ và cơ thể mà còn bởi vì khiến mọi việc liên quan đến bản thân, bằng cách nào đó khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn trong một khoảng thời gian ngắn.
Thật tuyệt khi nghĩ rằng những gì tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống đều xảy ra với bạn nếu bạn là một người tốt nhưng cái giá phải trả là bạn cũng phải nhận lấy những trải nghiệm tồi tệ xuất phát từ những mặt xấu trong bản thân bạn.
Thành ra, bạn tự đạt lòng tự tôn của mình lên trên một chiếc tàu lượn, nơi mà giá trị của bạn bị nâng lên, hạ xuống, phải trải qua những cơn cao độ chóng mặt và những lần hụt hẫng khi lao xuống quá nhanh. Khi mọi việc tốt đẹp, bạn tự cho mình là món quà của thượng đế trao cho trái đất nên xứng đáng được công nhận và hoan nghênh. Nhưng khi mọi việc xấu đi, bạn trở thành nạn nhân của thói tự mãn, bạn nghĩ mình đã bị đối xử bất công và xứng đáng được trao cho cơ hội tốt hơn.
Điều mấu chốt ở đây là cảm giác "xứng đáng". Chính cảm giác này đã biến bạn thành một con ma cà rồng cảm xúc, một hố đen chỉ chực hút hết năng lượng và tình yêu của những người xung quanh mà không thèm đền đáp gì.
Khi người khác chỉ trích bạn, từ chối bạn, thực ra điều đó liên quan nhiều nhất đến chính bản thân người đó – giá trị của họ, những sự ưu tiên của họ và tình hình cuộc sống của họ - hơn là liên quan đến bạn. Khi bạn mắc sai làm, nó không đồng nghĩa với việc bạn là một kẻ thất bại, chỉ đơn giản bạn là một con người với những lúc thành bại trong cuộc sống.
Khi một việc gì đó vô cùng tệ xảy ra khi bạn vô cùng đau đớn, đến mức bạn tin rằng mọi việc tất cả là lỗi của mình thì hãy nhớ rằng khó khăn là một phần của cuộc sống và cái chết là thứ tạo nên ý nghĩa cho cuộc đời và rằng sự đau khổ không hề phản ánh định kiến nào về bản thân cả và chúng ta ai cũng phiền lòng bởi những nỗi đau.
Xứng đáng hay không xứng đáng chẳng liên quan gì đến nỗi buồn hay niềm vui chúng ta trải qua.
Kỹ năng 2: Tự thuyết phục và thay đổi quan điểm cá nhân
Hầu hết mọi người, khi niềm tin bị lung lay, chúng ta vẫn thường giữ lấy nó như thể nó là chiếc phao cứu sinh trên một chiếc tàu đang chìm dần. Vấn đề là niềm tin của chúng ta có những lần là những con tàu chìm.
Đối với hầu hết chúng ta, niềm tin không chỉ là điều chúng ta cho là đúng mà còn là thứ tạo nên bản sắc riêng của mỗi người. Và việc bị chất vấn niềm tin cũng đồng nghĩa với việc chất vấn chúng ta là ai, điều này thực sự rất khó chấp nhận.
Hãy lấy người không tin vào biến đổi khí hậu làm ví dụ. Rất nhiều người trong số đó không hề ngu ngốc. Họ hiểu những gì khoa học nói, họ hiểu những cuộc thảo luận về vấn đề này. Vấn đề ở chỗ, họ không chỉ đã quyết định rằng biến đổi khí hậu là điều họ tin là giả dối mà việc phủ nhận biến đổi khí hậu cũng thể hiện họ là ai. Và bạn biết đấy, một khi đi vào vùng cấm địa ấy, thật khó để đưa họ ra khỏi những suy nghĩ này.
Việc ôm khư khư lấy niềm tin không chỉ gói gọn trong phạm vi khoa học và chính trị mà nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày.
Bạn sẽ gặp rất nhiều sai lầm trong cuộc sống. Và trong nhiều cách, khả năng thành công và học hỏi trong dài hạn tỷ lệ thuận trực tiếp với khả năng thay đổi điều bạn tin tưởng để đáp ứng sự thiếu hiểu biết và sai lầm của bạn.
Bạn có thể hỏi, "Làm thế nào để làm điều này?"
Chẳng có cách nào cả. Tất cả nằm trong chính bộ não của bạn. Việc bạn phải làm là cho phép mình được trải nghiệm những góc nhìn mới và không ngừng hỏi bản thân "Liệu điều này (đi ngược với niềm tin) có đúng không? Điều đó có nghĩa là gì?" rồi xem xét câu trả lời.
Lúc đầu có thể khá khó, não bộ sẽ không ngừng chối bỏ nó nhưng qua thời gian rèn luyện bạn sẽ chinh phục được kỹ năng này.
Hãy thử điều này: Viết ra 20 điều mà bạn nghĩ hôm nay mình có thể đã sai, cả về vật chất và tinh thần.
Mấu chốt của vấn đề là việc đưa ra những câu hỏi chất vấn bản thân – mình không phải người thu hút, mình vẫn còn lười lắm, mình chưa biết cách nói chuyện với người khác, mình sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc vì mình vẫn còn mắc kẹt trong suy nghĩ của chính mình,…
Càng có nhiều cảm xúc với những nhận định đó thì bạn càng phải viết ra những điều đó và đối mặt với chúng.
Khi đã đạt được con số 20, hãy đọc lại và suy nghĩ nếu nhận định nào sai, điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống của mình như thế nào.
Điều này có thể rất đáng sợ. Có rất nhiều nhận định thậm chí bạn còn không dám đặt câu hỏi về nó. Nhưng hãy suy nghĩ theo cách này: Làm sao bạn có thể tự tin với chính niềm tin của bản thân nếu bạn không bao giờ dám thử thách nó, và cũng không bao giờ nhìn vào mặt trái của nhận định?
Kỹ năng 3: Làm thế nào để hành động mà không mong đợi kết quả
Trong cuộc đời này, hầu hết mọi việc đều có một kết quả gần như rõ ràng gắn liền với nó. Ở trường, bạn viết bài luận vì đó là những gì giáo viên yêu cầu. Ở nhà bạn dọn dẹp phòng vì đó là điều sẽ có thưởng. Ở nơi làm việc, bạn làm việc sếp giao vì sẽ được trả lương. Bởi mọi thứ không có sự không chắc chắn nên bạn cứ làm thôi.
Nhưng trong cuộc sống – cuộc sống thực – không hề hoạt động theo nguyên lý đó. Khi quyết định nhảy việc, chẳng có ai chắc chắn công việc mới sẽ phù hơp với bạn. Khi bạn quyết định gắn bó cùng ai đó, cũng chả ai dám chắc mối quan hệ đó sẽ khiến bạn hạnh phúc.
Và vậy là con người lẩn tránh việc ra quyết định. Chúng ta trốn tránh những hành động không biết trước kết quả. Và chính với những hành động "không thể" này, cuộc sống của chúng ta diễn ra một cách lặp lại và an toàn một cách đáng kinh ngạc.
Có nhiều người mải mê đi tìm câu trả lời từ những người khác nhưng lại quên đi rằng: không ai có thể quyết định được điều gì đúng, điều gì sai ngoại trừ chính họ.
Hãy thêm vào cuộc sống của bản thân một ít xáo động, một ít hỗn loạn. Điều đó sẽ kích thích sự phát triển bản thân, sự thay đổi, đam mê và sự hứng khởi từ sâu trong con người bạn.
Hãy phát triển khả năng làm việc đơn giản không vì lý do gì ngoài sự tò mò, thích thú hay thậm chí là do buồn chán. Khả năng làm việc mà không mong đợi kết quả hay sự tán dương… sẽ giúp bạn sẵn sàng để đưa ra những quyết định lớn trong cuộc đời mình.
Có thể việc quyết định không mong đợi kết quả sẽ dẫn đến hàng ngàn những thất bại nho nhỏ trong cuộc sống nhưng đồng thời nó sẽ dẫn bạn đến thành công lớn nhất trong cuộc đời.
Hãy dừng ngay việc cố gắng làm bất cứ mọi điều chỉ để đạt được một mục tiêu nào đó.
Trí thức trẻ