3 lầm tưởng khiến bạn mãi chẳng giàu lên được, còn dễ “trắng tay” khi đầu tư
Hiểu đúng bản chất của vấn đề luôn là viên gạch đầu tiên tạo nên sự thành công trong bất kỳ việc gì, đầu tư làm giàu cũng không phải ngoại lệ.
- 26-04-2024Nhan sắc gợi cảm tuổi U50 của "Hoa hậu thơm nhất showbiz Việt", sống giàu sang trong dinh thự như lâu đài
- 23-04-2024Doanh nhân nghi vấn kết hôn với Midu giàu cỡ nào?
- 22-04-2024Hồ Quỳnh Hương từ chối nhận một nam MC làm em trai nuôi vì quá giàu, tiết lộ khối tài sản lớn
Một báo cáo mới đây, được thực hiện và công bố bởi Trung tâm Kiến thức tài chính toàn cầu (GFLEC - Global Financial Literacy Excellence Center) cho thấy nhiều người trưởng thành ở Mỹ đang đưa ra các quyết định tài chính với trình độ hiểu biết chỉ ở mức Kém - Trung Bình.
Nhà kinh tế học Annamaria Lusardi - Người sáng lập GFLEC, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Stanford (Mỹ) cho biết: “Việc làm rõ mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức độ rủi ro trong từng trường hợp, từng quyết định cụ thể được coi là thách thức lớn nhất với những người trưởng thành ở Mỹ”.
Annamaria Lusardi
Sau đó, bà cũng chỉ ra 3 quan niệm sai lầm - cũng là những khái niệm mà nhiều người vẫn còn mập mờ, chưa hiểu rõ khi nhắc tới các quyết định đầu tư sinh lời, gửi tiết kiệm. Annamaria Lusardi cho rằng nhận thức rõ được 3 điều này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định ít sai số hơn, trong chuyện tiền bạc.
1 - Mua cổ phiếu là hình thức đầu tư ít rủi nho nhất
Lầm tưởng : Đầu tư vào cổ phiếu của một công ty thường có ít rủi ro hơn các hình thức đầu tư vào quỹ tương hỗ, chứng chỉ quỹ.
Sự thật: Đầu tư vào một cổ phiếu cũng giống như bỏ hết trứng vào một giỏ. Nếu không may, công ty phát hành cổ phiếu đó gặp khó khăn, số tiền vốn của bạn sẽ bị hao hụt đáng kể. Thậm chí mất trắng.
Ảnh minh họa
Paul Yakoboski - Chuyên gia kinh tế cấp cao của Viện TIAA cho biết: “Bạn không cần phải là một chuyên gia đầu tư để bắt đầu bước chân vào thị trường đầu tư với loại hình ký quỹ hoặc chứng chỉ quỹ. Trên thực tế, đầu tư vào các quỹ tương hỗ hay quỹ nghỉ hưu, chứng chỉ quỹ mới là mảnh đất màu mỡ và an toàn cho những người đang muốn đầu tư nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm”.
2 - Lợi nhuận cao, rủi ro thấp
Lầm tưởng: Theo thời gian, cổ phiếu thường mang lại lợi nhuận cao nhất với ít rủi ro nhất, nếu so sánh với việc gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu.
Sự thật: Thị trường chứng khoán được kỳ vọng mang lại lợi nhuận đầu tư cao nhất nhưng đồng thời cũng là thị trường có nhiều rủi ro nhất, vì giá cổ phiếu dễ biến động hơn giá trái phiếu hoặc tiền mặt trong tài khoản tiết kiệm.
Annamaria Lusardi khẳng định: “Không tồn tại một thị trường đầu tư nào mà lợi nhuận lại tỷ lệ nghịch với độ rủi ro. Một khoản đầu tư có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao đồng nghĩa với việc độ rủi ro của nó cũng cao.
Đó là lý do việc đầu tư cần thời gian dài hơn là một vài tuần hay một vài tháng. Các nhà đầu tư lâu dài thường có khả năng chấp nhận và vượt qua rủi ro tốt hơn. Nếu bạn chỉ đặt mục tiêu đầu tư trong ngắn hạn, tốt nhất là bạn nên giữ lấy số tiền của mình bằng cách gửi tiết kiệm, chứ đừng đặt nó vào những thị trường yêu cầu tính “dài hơi” như chứng khoán”.
3 - Lãi kép
Lầm tưởng : Nếu tôi gửi 100 USD vào tài khoản tiết kiệm, với mức lãi suất 4%/năm, sau 4 năm, tôi sẽ có 104 USD.
Sự thật: Khoản tiền gửi 100 USD trong tài khoản tiết kiệm với mức lãi suất 4%/năm sẽ trở thành 121,67 USD sau 4 năm, nhờ lãi kép.
Ảnh minh họa
Lãi suất kép có thể làm cho khoản tiết kiệm của bạn tăng nhanh hơn vì bạn đang kiếm lãi trên số tiền gửi ban đầu cộng với tiền lãi.
Nhiều cố vấn tài chính cho biết lãi kép có thể là một trong những món quà tuyệt vời nhất dành cho những người có khẩu vị rủi ro thấp, muốn đồng tiền của mình sinh lời mà không kèm theo bất kỳ rủi ro nào.
Preston Cherry - Chuyên gia tư vấn tài chính của Hội đồng CNBC FA khẳng định: “Bạn không cần phải cảm thấy ái ngại vì bản thân không biết cách đầu tư, cũng chẳng cần xấu hổ vì suy nghĩ tôi muốn đồng tiền của mình sinh lời mà không có bất kỳ rủi ro nào.
Gửi tiết kiệm và lãi kép sinh ra là để dành cho những người như bạn và điều này hoàn toàn chẳng có gì là không tốt, miễn là bạn có đủ kiên định để gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm trong nhiều năm liên tiếp mà không nghĩ tới việc rút ra”.
Theo CNBC
Nhịp sống thị trường