Cách “tiền đẻ ra tiền" để xây dựng cuộc đời giàu có, ngồi không cũng có nguồn thu nhập
Làm thế nào để trong túi luôn dư dả tiền bạc? Hãy tham khảo câu trả lời của chuyên gia tài chính dưới đây.
- 26-04-2024U40 nghỉ việc, ung dung kiếm 1,2 tỷ đồng/tháng nhờ 10 nguồn thu nhập thụ động: Vốn 0 đồng, dùng công cụ ai cũng có để kinh doanh online nhưng quan trọng phải nắm bắt được điều này
- 26-04-2024Thước đo lạm phát ưa thích của FED trong tháng 3 tăng cao vượt dự báo: FED có thể phải duy trì lãi suất cao ít nhất trong hè này?
- 17-04-2024U30 làm 20 phút mỗi ngày, ung dung kiếm hơn 11 tỷ đồng/năm nhờ công cụ ai cũng dùng được: Kinh doanh online muốn bội thu cần nắm chắc điều này
Xây dựng sự giàu có, lúc nào cũng có tiền bạc rủng rỉnh trong túi kể cả khi về già là mục tiêu của nhiều người. Để làm được điều này, không chỉ đòi hỏi từ bạn sự chăm chỉ mà còn là chiến lược quản lý tài chính thông minh.
Tuy nhiên, nên lưu ý là việc tích trữ tiền bạc cho sau này không hạn chế bạn dùng tiền của mình ở thời điểm hiện tại – lúc bạn còn trẻ, khỏe mạnh và đam mê trải nghiệm cuộc sống của mình.
Làm sao để trong túi bạn luôn dư dả tiền bạc? – Chuyên gia tài chính đã chia sẻ trên Business Insider về những lưu ý cần nhớ khi xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn hiệu quả và nhắc nhở bạn rằng tại sao, sống tiết kiệm lại là điều quan trọng.
1. Lập kế hoạch tài chính cho cả những điều thay đổi
Hãy nhớ rằng, dù bạn có tuân theo bản kế hoạch tài chính chặt chẽ như thế nào thì cuộc đời vẫn luôn tồn tại biến số. Giống như tốc độ lạm phát của đồng tiền, bạn trong hôm nay sẽ không giống bạn ở thời điểm 10, 20 hay 30 năm nữa. Tất nhiên, chúng ta không biết chính xác điều gì sẽ thay đổi trong tương lai. Nhưng bạn vẫn có thể lập kế hoạch và chuẩn bị trước một khoản tiền cho những điều sẽ thay đổi, đó có thể là biến cố cuộc đời hay một thú vui cá nhân đột nhiên phát sinh.
Bạn cần thực hiện điều đó bằng cách nào? Đầu tiên, bạn hãy tiết kiệm nhiều hơn mức bạn nghĩ mình có thể làm được. Chẳng hạn nếu bạn thấy mình có dòng tiền dư thừa, đừng mặc định tiêu hết số tiền đó hoặc dùng chúng nhằm nâng cấp lối sống cá nhân. Thay vào đó, hãy chuyển số tiền này vào tài khoản đầu tư để bạn có thể phát triển sự giàu có.
Tránh những giả định “màu hồng” về thu nhập và chi phí sinh hoạt trong tương lai. Đối với kế hoạch của riêng mình, tôi luôn giả định mức tăng trưởng thu nhập thực tế thấp hơn dự kiến và tỷ lệ gia tăng chi phí sinh hoạt thực tế cao hơn dự kiến.
Khi đưa ra quyết định mua bán tài sản nào đó, hãy ưu tiên lựa chọn cho phép bạn có thể từ bỏ chúng với chi phí thấp. Điều này giúp bạn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh hướng đi khi cần thiết. Chẳng hạn, bạn hãy thận trọng với những quyết định tài chính đòi hỏi cam kết lớn như mua nhà hay mua đất.
2. Tính tiết kiệm sẽ chỉ giúp bạn tiến xa
Bất kể bạn muốn làm gì, bạn sẽ cần tiền để trang trải cho lối sống đã chọn trong tương lai. Và bạn sẽ không thể làm việc để kiếm thu nhập mãi mãi.
Tức là, cuối cùng bạn sẽ cần một cách khác để chi trả cho những nhu cầu của mình ngoài công việc chính hiện tại. Điều này có nghĩa là chúng ta phải nhận ra sự cần thiết của việc tiết kiệm và mang tiền đó đi đầu tư. Sống tiết kiệm để trở nên giàu có là điều có thể. Nguyên tắc cơ bản là chi phí sinh hoạt của bạn càng thấp thì bạn càng tiết kiệm được nhiều. Và khi có nhiều tiền, hãy mang chúng đi đầu tư và đây mới là cơ hội tốt để bạn tạo ra tài sản gia tăng theo thời gian.
3. Kiếm tiền quan trọng không kém tiết kiệm
Cá nhân tôi đã chuyển từ theo đuổi tiết kiệm để "nghỉ hưu càng sớm càng tốt" sang tiếp cận các mục tiêu tài chính gần hơn. Bây giờ tôi tiết kiệm ít hơn vì muốn sử dụng một phần thu nhập của mình cho những trải nghiệm quan trọng trong suốt cuộc đời. Tôi không muốn lưu lại tất cả tiền bạc để sử dụng vào một ngày nào đó xa xôi trong tương lai.
Kế hoạch tài chính của tôi có thể đáp ứng sự lựa chọn này vì 2 lý do. Thứ nhất, tôi đã tích cực tiết kiệm hết mức trong gần 1 thập kỷ, ít nhất là 30 - 40% thu nhập hàng tháng. Thứ hai, tôi còn dành nhiều thời gian và sức lực để kiếm tiền thông qua việc phát triển công việc kinh doanh của mình.
Nếu bạn muốn trở nên giàu có, gia tăng thu nhập sẽ thúc đẩy nhanh hơn những nỗ lực của bạn. Quá nhiều người muốn giàu có đã bỏ qua nguyên tắc này. Kiếm nhiều tiền hơn không phải là điều dễ dàng thực hiện và không có một lời khuyên mang tính quy tắc nào có thể giúp ích cho tất cả mọi người.
Nhưng chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc kiếm nhiều tiền nếu mục tiêu là tạo ra nhiều của cải. Có nhiều con đường có thể giúp bạn có thu nhập cao, vì vậy bạn không cần một câu trả lời đúng. Bạn cần lựa chọn và gắn bó với một chiến lược phù hợp với mình.
4. Xây dựng chiến lược đầu tư
Một chiến lược đầu tư hợp lý cần xem xét các câu hỏi sau:
- Bạn sử dụng công cụ đầu tư nào?
- Bạn nên phân bổ tài sản vào khoản đầu tư nào để phù hợp với mục tiêu và khoảng thời gian cá nhân của bạn?
- Chi phí bạn sẽ bỏ ra cho đầu tư là bao nhiêu? Và chi phí này có thể ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận từ hoạt động này ra sao?
- Chi phí thuế cho khoản đầu tư là?
- Những sai lầm cần tránh khi đầu tư?
Một điều quan trọng cuối cùng cần ghi nhớ: Tốt hơn hết bạn nên gắn bó với một chiến lược đầu tư phù hợp, diễn ra trong dài hạn thay vì liên tục nhảy từ khoản đầu tư này sang khoản đầu tư khác. Theo kinh nghiệm của tôi, tính nhất quán là một yếu tố bị đánh giá thấp trên con đường xây dựng sự giàu có.
Nhịp Sống Thị Trường