3 loại "gạo độc" tuyệt đối đừng nên ăn, không những hại sức khỏe mà còn gây ung thư và nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể
Gạo là loại lương thực phổ biến nhất đối với tất cả chúng ta, tuy nhiên, có 3 loại gạo tuyệt đối đừng nên ăn nếu không muốn mắc ung thư và nhiều bệnh khác.
- 25-08-2020Món khoái khẩu rất giàu dinh dưỡng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe: Những ai phải thận trọng nếu không muốn "rước bệnh vào thân"?
- 25-08-2020"Buổi sáng kì diệu" có thể thay đổi cuộc sống của bạn ngay từ ngày mai: Dậy sớm để khỏe hơn, đọc sách nhiều hơn và "đánh thức" phiên bản tuyệt vời khác của mỗi người
- 21-08-2020Sức khỏe dẻo dai không tự nhiên mà có: 9 quy tắc "không nên, không vội và không hợp" được những người sống thọ tuân thủ cực tốt
Ngày thường, chúng ta thường ăn gạo như một loại lương thực chính, bên cạnh đó, con người còn tiêu thụ vô số các sản phẩm từ gạo. Chẳng hạn như gạo được ủ thành rượu hoặc làm một số món tráng miệng... Do đó, yếu tố chất lượng của loại gạo chúng ta tiêu thụ hàng ngày luôn được đặt lên hàng đầu.
Dưới đây là 3 loại gạo độc bạn tuyệt đối đừng nên ăn, chúng không những không nuôi dưỡng sức khỏe mà còn gây ung thư và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác cho cơ thể.
1. Gạo mốc
Theo quan điểm của người xưa, gạo mốc chỉ là có vết nấm mốc trên bề mặt thôi, sau khi lau sạch vẫn có thể ăn được bình thường. Tuy nhiên, bề mặt gạo sạch nấm mốc không có nghĩa là gạo không còn độc hại cho cơ thể con người. Nấm mốc của gạo là do nấm aspergillus flavus đã phát triển trong đó, việc loại bỏ nó khỏi gạo gần như là không thể, kể cả được nấu nướng ở nhiệt độ cao.
Aspergillus flavus sẽ tạo ra độc tố aflatoxin, không chỉ có thể gây chết gia cầm, gia súc mà còn gây ung thư cho cơ thể người với lượng nhỏ, với lượng lớn thì nguy cơ tử vong là rất cao. Nếu không may ăn phải, nấm mốc sẽ gây hại trực tiếp đến ruột và dạ dày, gan thận của bạn, rất có hại cho sức khỏe của cơ thể.
2. Gạo mốc tẩy trắng và gạo sáp
Gạo mốc có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường với những vệt, đốm màu xanh đen hoặc tím khá nổi bật trên nền gạo trắng. Tuy nhiên, gạo mốc tẩy trắng và gạo sáp lại không đơn giản như thế.
Giống như gạo bình thường, gạo mốc đã được tẩy trắng và tẩm sáp trên thị trường, bề ngoài nó trông rất hoàn hảo, thậm chí cho người ta cảm giác loại gạo đó rất an toàn. Đặc biệt là giới trẻ, họ thích sử dụng những loại gạo có vẻ ngoài đẹp, trắng tinh.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ loại gạo này sẽ đe dọa đến gan của con người, bởi thực tế độc tố aflatoxin là chất gây ung thư được Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận là không thể loại bỏ dù được bào mòn lớp bên ngoài hay xử lý qua nhiệt độ cao.
Trong khi đó, parafin lỏng được sử dụng để làm sáp gạo có nguồn gốc từ các sản phẩm phân đoạn của các hợp chất dầu mỏ, có thể gây kích ứng mạnh cho ruột và dạ dày của con người. Tiêu thụ lâu dài có thể gây khó chịu cho dạ dày và các triệu chứng như viêm dạ dày, đường ruột.
Do đó, tốt nhất khi đi mua gạo, bạn đừng nên chọn các loại gạo có vẻ ngoài quá bóng bẩy, trắng tinh bởi cũng giống như con người, các hạt gạo đâu thể "mười phân vẹn mười".
3. Gạo tẩm hương liệu
Gạo có mùi thơm khi được nấu lên luôn là loại gạo yêu thích của nhiều gia đình, bắt nguồn từ thực tế đó, nhiều cơ sở sản xuất kém uy tín đã tẩm thêm các loại phụ gia, hương liệu để gạo có mùi thơm hơn.
Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng hương liệu là một chất hóa học tổng hợp, tác hại của nó là không thể phủ nhận, nếu tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ gây hại cho gan và thận.
Để tránh gặp phải loại gạo này, khi đi chọn mua gạo, bạn có thể bốc một nắm gạo lên đưa gần mũi để ngửi, nếu gạo có mùi thơm lạ hoặc sau khi bỏ gạo xuống mà tay bạn vẫn còn thoang thoảng mùi thơm lạ đó thì tốt nhất đừng nên mua. Gạo thơm "xịn" là loại gạo có mùi thơm nhẹ nhàng, tươi mát, có cảm giác như vị ngọt thanh.
Nguồn tham khảo: Sohu, Kknews, Healthline. Ảnh: Pinterest
Báo dân sinh