3 loại nước giúp hạ đường huyết cực tốt, uống mỗi ngày không chỉ có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường mà còn chống ung thư, chống lão hóa
Đối với những người có đường huyết cao, uống nước lọc cũng là một cách có thể kiểm soát tốt đường huyết, ngoài ra có thể bổ sung thêm 3 loại nước dưới đây mỗi ngày.
- 26-02-2022Loại hạt này tốt ngang với insulin tự nhiên, là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh tiểu đường, giúp hạ đường huyết rất hiệu quả
- 24-02-20221 loại củ vừa là “thần dược” hạ đường huyết, trị đau dạ dày, vừa là “khắc tinh” của ung thư: Ăn tươi hay nghiền bột đều vô cùng bổ dưỡng nhưng 3 nhóm người, nhất định nên tránh xa
- 24-02-2022Bỏ thứ này vào nước nóng và uống mỗi buổi sáng, cơ thể sẽ được giải độc, giảm cân lại còn hạ đường huyết vô cùng hiệu quả
Ở mỗi thời đại, con người lại phải đối mặt với các vấn đề khác nhau. Nếu như trước đây nỗi lo lớn nhất của con người là không có đủ thức ăn. Thì ngày nay, khi đồ ăn, thức uống ngày càng dư dả cũng là lúc chúng ta phải tìm cách phòng ngừa thật tốt các căn bệnh do thói quen ăn uống vô độ.
Bệnh tiểu đường loại 2 là một trong những căn bệnh "từ miệng mà ra". Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, ban đầu sẽ không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không kiểm soát đường huyết hợp lý thì có thể khiến cho độ nhớt của máu ngày càng cao, gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não; thậm chí còn gây hại thị lực, tổn thương thận... Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra cách kiểm soát đường huyết hiệu quả mà chỉ thông qua việc kiểm soát bằng thuốc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt.
Đối với những người có đường huyết cao, uống nước lọc cũng là một cách có thể kiểm soát tốt đường huyết, ngoài ra có thể bổ sung thêm 3 loại nước này mỗi ngày.
3 loại nước giúp hạ đường huyết cực tốt, có lợi cho bệnh tiểu đường
1. Trà đen
Uống trà là một nét văn hóa đã có từ lâu đời của nước ta. Hiện nay, có rất nhiều loại trà mới đã xuất hiện nhưng loại trà có lợi cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu nhất phải kể đến trà đen.
Lượng polysaccharide và polyphenol trà đen dồi dào hơn, có hiệu quả trong việc ổn định hàm lượng đường trong máu. Hơn nữa, hoạt chất amylase trong trà còn có tác dụng ức chế các loại thực phẩm giàu tinh bột như bột, gạo mà chúng ta thường ăn; ngăn không cho chúng nhanh chóng bị phân hủy thành đường và đi vào máu. Đồng thời, trà đen cũng có thể làm mềm các mạch máu và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
2. Nước ổi
Ổi là loại quả dân dã, có giá bán rất rẻ nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng cực kỳ cao. Ổi có chứa nhiều vitamin và chất xơ nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, đồng thời có thể trì hoãn quá trình lão hóa.
Ngoài ra nước ổi còn có tác dụng hạ đường huyết. Do rất giàu crom nên nó có tác dụng ức chế cơ thể hấp thụ đường. Nó cũng có thể kích thích tuyến tụy, tăng cường hoạt động của tuyến tụy, do đó thúc đẩy quá trình tiết insulin. Từ đó có tác dụng hạ đường huyết một cách tự nhiên.
3. Nước ép bưởi
Bưởi nổi tiếng với tác dụng chống ung thư và giảm cân tốt. Loại quả này rất giàu chất xơ thô, giàu vitamin và khoáng chất như sắt và kali. Chính nguồn dinh dưỡng này đã giúp bưởi trở thành loại quả có tác dụng ức chế sự hình thành tế bào ung thư, chống cảm lạnh, tăng cường miễn dịch, giảm cân, đẹp da, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, nó cực kỳ ít calo và giàu chất giống insulin và kali, có thể làm giảm độ nhớt của máu, giảm cholesterol, giảm huyết khối, bảo vệ tim mạch và mạch máu não, ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
2 việc cần làm ngay để ổn định lượng đường trong máu
Tăng đường huyết không phải là thứ bộc phát mà là kết quả của việc tích tụ những thói quen xấu. Do vậy muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả, bạn phải trải qua một quá trình thay đổi cơ thể mình một cách nghiêm túc. Có 2 việc bạn cần phải làm ngay:
1. Kiểm soát cân nặng
Có thể trong suy nghĩ của nhiều người, béo phì chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân, thực tế béo phì có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao lên do tích tụ nhiều mỡ. Sự tích tụ mỡ sẽ làm tăng gánh nặng hoạt động của các cơ quan khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là tuyến tụy - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tiết insulin.
Do đó, việc kiểm soát cân nặng, giảm cân hợp lý là điều nên làm nếu muốn ổn định lượng đường trong máu.
2. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc lượng đường trong máu tăng cao, ngoài di truyền thì rất có thể do thói quen ăn uống không đúng cách. Nhiều người lầm tưởng rằng phải ăn quá nhiều thì đường huyết mới tăng, xong thực tế dù bạn ăn ít nhưng ăn liên tục đồ chứa dầu mỡ; nhiều đường; nhiều muối... cũng sẽ làm đường huyết tăng.
Muốn giữ đường huyết ổn định bạn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, khẩu phần ăn càng nhạt càng tốt, thức ăn giàu tinh bột nên được kiểm soát.
Nhịp sống Việt