MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 loại rau được xem là “tổ ký sinh trùng”, vừa ngon vừa rẻ nhưng sẽ là Ổ BỆNH nếu không được chế biến sạch sẽ

10-12-2021 - 18:22 PM | Sống

3 loại rau được xem là “tổ ký sinh trùng”, vừa ngon vừa rẻ nhưng sẽ là Ổ BỆNH nếu không được chế biến sạch sẽ

Chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, rau củ là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, một số loại rau chứa nhiều ký sinh trùng, rất có thể gây ra những ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe nếu chưa được vệ sinh sạch sẽ.

Mỗi ngày, chúng ta đều phải nạp vào rất nhiều chất xơ, vitamin, canxi, kẽm, sắt, các axit amin và các nguyên tố vi lượng từ trong rau củ quả. Đây cũng là nhóm thực phẩm bổ sung một lượng lớn nước mà cơ thể đang thiếu, có tác dụng giải nhiệt, cân bằng dinh dưỡng, tăng cảm giác ngon miệng. 

Tuy nhiên, khi đi chợ mua rau, nên lưu ý có 3 loại rau chứa nhiều ký sinh trùng, tồn đọng cặn bẩn, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi sử dụng không đúng cách. 

3 loại rau chứa nhiều ký sinh trùng cần lưu ý

Súp lơ

Súp lơ chứa nhiều vitamin C, vitamin K, canxi, axit folic, kali và chất xơ… vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích, sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, vì hình dạng bên ngoài của súp lơ không bằng phẳng mà có nhiều chỗ lồi lõm, khe rãnh rất nhỏ, gây khó khăn khi rửa sạch. Tại các khe rãnh này sẽ còn tồn đọng rất nhiều chất bẩn, các loại ký sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể con người. 

Khi làm sạch và chế biến không kỹ, chúng sẽ có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ruột, nguy cơ dẫn đến vấn đề sức khỏe. 

Do đó, tuy súp lơ là thực phẩm dễ mất chất dinh dưỡng trong nhiệt độ cao nhưng mọi người không nên ăn tái, ăn sống. Để khử vi khuẩn, vi trùng còn sót lại, nhiều người còn chần trong nước sôi trước khi chế biến. 

Rau xà lách

Đây là loại rau lá màu xanh, đôi khi là màu tía, rất tốt cho sức khỏe vì giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là rau này khi càng già càng cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng hơn khi lá có xu hướng sậm màu và vị càng ngăm đắng. 

Với khoảng 100g rau xà lách khi ăn, cơ thể bạn sẽ được cung cấp vitamin A gấp 2 lần nhu cầu vitamin mà cơ thể cần. Ngoài ra, beta carotene, vitamin K, vitamin C, sắt, kali, magie, đồng... cũng được cung cấp với hàm lượng dồi dào.

Rau xà lách là một trong những loại rau sống thông dụng nhất vì có hương vị dễ ăn. Tuy nhiên, trên bề mặt rau cũng là nơi chứa nhiều loại ký sinh trùng, vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy. Chúng cũng có thể là “ổ trứng” nhỏ li ti của nhiều loại côn trùng.

3 loại rau được xem là “tổ ký sinh trùng”, vừa ngon vừa rẻ nhưng sẽ là Ổ BỆNH nếu không được chế biến sạch sẽ - Ảnh 1.

Khi không làm sạch rau xà lách kỹ càng mà đã ăn sống, các loại ký sinh trùng có hại sẽ xâm nhập vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, khi làm sạch xà lách, nên tách từng lá rau ra và rửa kỹ càng từng lá một để vừa gột rửa đất cát ở kẽ rau, vừa có thể làm sạch bề mặt rau.

Để đảm bảo vệ sinh hơn, có thể ngâm nước muối pha loãng trong một khoảng thời gian vừa phải để giảm bớt các loại vi trùng, vi khuẩn còn tồn tại trên rau.

Rau muống

Rau muống rất giàu các giá trị dinh dưỡng, bao gồm các loại vitamin A, B, C, canxi, phospho, các chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe. Ăn rau muống một cách hợp lý sẽ có rất nhiều công dụng như: phòng chống tiểu đường, thanh nhiệt giải độc, phòng chống các bệnh tim mạch...

Hàm lượng chất sắt trong rau muống khá cao nên thường được dùng cho phụ nữ thiếu máu, khí huyết kém. Tuy nhiên, rau muống dễ bị sâu bệnh vì khả năng thích nghi kém với môi trường sinh trưởng. Chúng có thể là ổ chứa ký sinh trùng, nơi các loại côn trùng đẻ trứng. 

3 loại rau được xem là “tổ ký sinh trùng”, vừa ngon vừa rẻ nhưng sẽ là Ổ BỆNH nếu không được chế biến sạch sẽ - Ảnh 2.

Với các loại rau thủy sinh như rau muống, ký sinh trùng không chỉ bám bên ngoài rau mà vào cả trong thân rau, rất khó để làm sạch. Ảnh: Toutiao

Các chuyên gia khẳng định, một số loại rau phổ biến như rau muống có thể chứa ấu trùng sán lá ruột lớn, sán lá gan lớn. Chúng không chỉ bám bên ngoài rau mà vào cả trong thân rau nên việc vệ sinh bề mặt cũng không thể loại bỏ hết các ấu trùng này. 

Vệ sinh rau đúng cách để loại bỏ ký sinh trùng, chất bẩn

Rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch, tốt nhất là rửa từng lá để đảm bảo rau sạch sẽ, loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh còn tồn tại trên bề mặt. 

Bên cạnh đó, để làm hàm lượng các hóa chất bên ngoài rau tan ra, nên ngâm rau trong nước sạch. Trong quá trình này, vi sinh vật bám trên rau cũng sẽ trôi đi. Sau đó, quá trình rửa lại dưới vòi nước sẽ thêm phần hiệu quả hơn. Như vậy, rửa sạch vừa làm trôi chất bẩn, vừa sạch chất hòa tan.

Các chuyên gia cũng cho rằng, nên rửa tối thiểu 3 nước để có thể làm sạch các loại ký sinh trùng còn bám trên bề mặt. Thực hiện tuần tự từ bước ngâm rau, rửa rau bằng nước tĩnh, sau đó rửa lại dưới vòi nước trực tiếp sẽ giúp quá trình vệ sinh rau đảm bảo hơn.

3 loại rau được xem là “tổ ký sinh trùng”, vừa ngon vừa rẻ nhưng sẽ là Ổ BỆNH nếu không được chế biến sạch sẽ - Ảnh 3.

Làm tốt quy trình rửa thì sẽ đảm bảo rau được loại bỏ sạch các chất bẩn, hàm lượng chất độc có tính hóa học cũng sẽ còn rất ít trong rau. Ảnh: INF

Nhưng để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất không nên ăn rau sống mà nên chần qua. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người bị viêm đại tràng, người bị đau dạ dày và người dễ bị cảm cúm không nên ăn rau sống.

Cuối cùng, chuyên gia khuyên rằng để hạn chế các mầm bệnh từ rau, mọi người nên mua rau tại những cửa hàng rau sạch có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng và phải rửa rau đúng cách. 

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên