MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 loại ung thư thuộc nhóm "ung thư vợ chồng", nếu một trong hai người mắc phải thì nửa còn lại cần được tầm soát ngay

27-03-2023 - 23:15 PM | Sống

Sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng đều sẽ sống chung và sinh hoạt cùng nhau. Họ sẽ dần có những thói quen chung về lối sống, cách ăn uống, phong thái làm việc. Điều này cũng làm tỷ lệ mắc ung thư ở nhiều cặp vợ chồng có nguy cơ tăng cao.

Một nghiên cứu về ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện vào năm 2015 cho thấy, cứ 100 cặp vợ chồng qua đời thì có 5 cặp mắc bệnh "ung thư vợ chồng". Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa đây là căn bệnh lây nhiễm. Nhưng chỉ qua số liệu nhỏ nhoi này là chúng ta đã thấy, nếu một trong hai người mắc bệnh ung thư thì đó cũng có thể là một lời cảnh báo sớm cho nửa kia.

Vậy tại sao lại xuất hiện "ung thư vợ chồng"? Nguyên nhân cơ bản nhất xuất phát từ thói quen sinh hoạt có tính nhất quán cao và môi trường khách quan mà hai bên cùng chung sống. Trong đó, có 3 loại ung thư được tính là "ung thư vợ chồng" rất phổ biến!

1. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, nó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do nhiều yếu tố tác động như di truyền và các bệnh mãn tính đường tiêu hóa. Đặc biệt, nếu cả vợ lẫn chồng đều ăn cùng một loại thức ăn mỗi ngày, điển hình như các món chiên, nướng, ngâm chua lâu ngày thì nguy cơ mắc chung loại ung thư dạ dày tăng lên rất cao.

Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được chỉ định là vi khuẩn gây ung thư nhưng lại có khả năng lây nhiễm. Do nhiều đồ dùng sinh hoạt trong các gia đình được dùng chung và không có thói quen khử trùng nên một trong hai người vợ hoặc chồng bị nhiễm vi khuẩn HP thì người còn lại có khả năng lây nhiễm, nhất là trong quá trình ăn uống.

3 loại ung thư được xếp vào nhóm ung thư vợ chồng, nếu một trong hai người mắc phải thì nửa còn lại cần được tầm soát ngay - Ảnh 1.

2. Ung thư phổi

Theo thống kê mới nhất về ung thư do Trung tâm Ung thư Quốc gia công bố hàng năm, ung thư phổi là căn bệnh đứng đầu thời nay. Nguyên nhân không thể tách rời luôn xuất phát từ những điếu thuốc lá đầy độc hại.

90% bệnh nhân mắc ung thư phổi ở các nước đều có liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc lá. Trong đó bao gồm cả việc tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá thụ động, chúng ta không thể chịu đựng được tác hại mà khói thuốc lá mang lại cho mình. Điều này là do khói thuốc thụ động gây hại cho cơ thể con người còn nghiêm trọng hơn so với người hút thuốc.

Một vài thống kê cho thấy những người sống chung với người hút thuốc trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 6 lần so với những người sống không có khói thuốc. Nếu một trong hai người vợ hoặc chồng mắc bệnh ung thư phổi thì nửa kia cũng cần hết sức lưu ý, đặc biệt nếu trong nhà có người hút thuốc cần hết sức cảnh giác.

3. Ung thư gan

Nói đến ung thư gan phải nhắc đến tiền thân của nó là các bệnh viêm gan do virus viêm gan B hoặc C. Điều đáng sợ nhất là loại virus này hoàn toàn không thể chữa khỏi ở thời điểm hiện tại và căn bệnh này chỉ có thể được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên, loại virus không thể tiêu diệt này lại cực kỳ dễ lây lan nên càng khiến nhiều người lo lắng.

 

Theo thống kê về ung thư gan ở các nước, 90% bệnh nhân ung thư gan phát triển từ viêm gan siêu vi. Điều đó có nghĩa là, dưới tiền đề của thói quen sinh hoạt và hành vi gần gũi của các cặp vợ chồng, khả năng lây nhiễm là rất cao. Vì vậy nếu một bên bị ung thư gan, bên còn lại cũng nên đi tầm soát kịp thời.

Các cặp vợ chồng làm việc cùng nhau, ăn cùng nhau chưa có nguy cơ lây nhiễm cao, miễn là bạn không quá thân mật đến mức trao đổi (nước bọt) thì không có nguy cơ lây nhiễm.

3 loại ung thư được xếp vào nhóm ung thư vợ chồng, nếu một trong hai người mắc phải thì nửa còn lại cần được tầm soát ngay - Ảnh 2.

Để phòng ngừa ung thư ở các cặp vợ chồng, điều cơ bản nhất là cải thiện thói quen sinh hoạt, giữ tâm trạng thoải mái. Ngoài ra, nếu cảm thấy không khỏe thì hãy điều trị càng sớm càng tốt, đừng đợi đến lúc nguy kịch rồi mới hối hận.


Nguồn và ảnh: Aboluowang

Theo Tiểu Phương

Thể thao & Văn hóa

Trở lên trên